Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào?

11/09/2022
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào
377
Views

Để được bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy theo quy định hiện hành, công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào? Vốn điều lệ để được bảo lãnh phát hành chứng khoán là bao nhiêu? Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán năm 2022 được thực hiện ra sao? Mời quý bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?

Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể:

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

Về bản chất hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một dịch vụ thương mại do tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo yêu cầu của khách hàng là các tổ chức phát hành chứng khoán, với mục đích nhận tiền thù lao dịch vụ.

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào

Có mấy phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán?

Việc bảo lãnh phát hành thường thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Thứ nhất, Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không.

Thứ hai, Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.

Thứ ba, Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.

Thứ tư, Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không.

Thứ năm, Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào  bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi đáp ứng 05 điều kiện sau:

  1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
  3. Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
  4. Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành. Người liên quan bao gồm:

+ Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;
+ Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó;
+ Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát;
+ Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;
+ Quan hệ hợp đồng trong đó một tổ chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia;
+ Tổ chức, cá nhân khác là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

Vốn điều lệ để được bảo lãnh phát hành chứng khoán là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, quy định về vốn điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể:

+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;

+ Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại Điều khoản này còn có những quy định bổ sung như sau:

+ Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng.

+ Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng.

+ Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.

Như vậy, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán cần phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 165 tỷ đồng.

Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán năm 2022

Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích và đánh giá khả năng phát hành.

Công ty chứng khoán sẽ tiến hành phân tích và đánh giá khả năng phát hành. Công đoạn bao gồm có hoạt động phân tích tình hình hoạt động của công ty; phân tích tình hình tài chính; phân tích thị trường trong nước và quốc tế; thị trường các sản phẩm chính; các khía cạnh pháp lý của việc phát hành.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Sau khi đánh giá tình hình phát hành, công ty chứng khoán sẽ thực hiện hoạt động chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại Điều 18 Luật chứng khoán năm 2019; chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành; lựa chọn thành viên tổ hợp; định giá chứng khoán; nộp hồ sơ xin phép bảo lãnh;…

Bước 3: Phân phối chứng khoán.

Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành (Khoản 1 Điều 26 Luật Chứng khoán năm 2019), công ty chứng khoán phải đảm bảo việc phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày.

Bước 4: Bình ổn và điều hòa thị trường.

Bình ổn và điều hòa thị trường, khi đó tổ chức bảo lãnh sẽ mua chứng khoán trên thị trường với giá dự kiến nhằm ngăn chặn việc các nhà đầu tư mua giá thấp hơn

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách nộp tờ khai quyết toán thuế tncn online; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cho thành viên nội bộ của công ty hay không?


Theo quy định tại khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019,, người nội bộ của công ty được xem là người có liên quan trong trường hợp này. Do đó, không đủ điều kiện để thực hiện việc bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức dự phòng được áp dụng khi nào?

Bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức dự phòng là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào  bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.

Có thể  đồng thời xin cấp phép hoạt động các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán không?

Theo quy định, Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi đã được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Theo đó, công ty bạn không thể đồng thời xin cấp phép cùng lúc 3 nghiệp vụ trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.