Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?

09/01/2024
Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?
106
Views

Công chức là một bộ phận nhân viên chuyên trách hỗ trợ người dân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Chính vì thế nguy cơ phạm tội ở các vị trí này vô cùng cao. Hằng năm có từ vài chục cho đến vài trăm công chức bị phía cơ quan công an có thẩm quyền khởi tố ở các tội danh khác nhau. Từ đó dẫn đến câu hỏi đặt ra là công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?

Để giúp cho nhiều quý đọc giả có thêm các thông tin về câu hỏi trên, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết “Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?” của chúng tôi.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự đối với công chức

Không chỉ đối với công chức nói riêng mà đối với tất cả mọi người nói chung, để có thể khởi tố thành công một vụ án hình sự nào đó đòi hỏi vụ án đó phải thỏa một trong những dấu hiệu phạm tội được pháp luật quy định. Các dấu hiệu phạm tội có thể khởi tố bao gồm thư hoặc đơn tố giác của cá nhân hoặc tổ chức, tin báo trên các phương tiện truyền thông hoặc các kiến nghị khởi tố từ các cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2020 quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.”

Công chức sẽ bị khởi tố như thế nào?

Công chức sẽ bị khởi tố thông qua các quyết định khởi tố vụ án hình sự và công chức đó được xác định là bị can. Bị can là công chức được đề cập trong quyết định khởi tố phải có đầy đủ thông tin cá nhân, tóm tắt hành vi phạm tội và kết luận về tội danh bị khởi tố. Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án, công chức phải tuyệt đối chấp hành và không được có các hành vi chống đối.

Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2020 quy định về quyết định khởi tố vụ án hình sự như sau:

“1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.”

Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?
Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?

Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?

Hiện nay theo quy định của pháp luật khi công chức bị khởi tố sẽ không bị đình chỉ công tác với lý do bị tạm giữ hoặc tạm giam mà thay vào đó thời gian tạm giữ hoặc tạm giam trong quá trình khởi tố sẽ được tính vào thời gian nghỉ việc có lý do. Chính vì thế nếu phát hiện cơ quan nào tạm đình chỉ công tác đối với công chức bị tạm giam do chấp hành quyết định khởi tố chính là một hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 sđ bs 2019 quy định về tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.

2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.”

Có giải quyết thôi việc đối với công chức đang bị khởi tố?

Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án và có bản thân là bị can, nhiều công chức có xu hướng viết sẳn đơn xin thôi việc và người thân nộp cho cán bộ cấp trên giải quyết nguyện vọng thôi việc. Tuy nhiên theo quy định thì đơn xin thôi việc này sẽ không được giải quyết bởi pháp luật nghiêm cấm hành vi giải quyết thôi việc trong quá trình công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 sđ bs 2019 quy định về thôi việc đối với công chức như sau:

“1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do sắp xếp tổ chức;

b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.

2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Công chức bị khởi tố có bị đình chỉ công tác không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức xử ký kỷ luật công chức?

Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Công chức bị kết án tù sẽ bị buộc thôi việc khi nào?

Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức?

Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.