Xin chào Luật sư, nhà tôi có mở quán ăn và cũng làm ăn khá phát đạt. Tuy nhiên, dạo gần đây chỗ tôi ở có cán bộ công an mới chuyển về công tác. Anh cán bộ này thường xuyên đến nhà tôi ăn sáng, mới đầu ăn xong thì có trả tiền nhưng sau đó thì không trả nữa. Số nợ ngày một lớn nên tôi đã đến đòi, tuy nhiên anh ấy không trả. Hơn nữa còn đe dọa vòi tiền tôi, anh ấy nói rằng phải thường xuyên đưa tiền cho anh ấy thì chúng tôi mới có thể làm ăn yên ổn được. Gia đình tôi cảm thấy rất khó chịu nhưng không biết làm thế nào. Tôi muốn hỏi Luật sư, công an có hành vi vòi tiền nhân dân thì phạm tội gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Có thể nói, công an là lực lượng duy trì trật tự, an toàn xã hội cho nhân dân. Tuy nhiên, có một số người thường xuyên lợi dụng chức vụ, quấy nhiễu nhân dân, vòi tiền của nhân dân. Vậy công an có hành vi vòi tiền nhân dân thì phạm tội gì? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
Thế nào là tội quấy nhiễu nhân dân?
Quấy nhiễu nhân dân, được hiểu là hành vi của quân nhân xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, phong tục, tập quán, tài sản của nhân dân.
Tội quấy nhiễu nhân dân được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 415. Tội quấy nhiễu nhân dân
1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Trong khu vực có chiến sự;
d) Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”.
Các yếu tố cấu thành tội phạm?
Mặt khách quan của tội phạm:
+ Có hành vi quấy nhiễu nhân dân. Được hiểu là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, phong tục, tập quán, tài sản… của nhân dân.
Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức như phá phách, chửi bới, hạch sách, đe dọa, đánh người, gây khó dễ… cho nhân dân trong khu vực đóng quân.
+ Dấu hiệu khác
Hành vi này phạm tội nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này (hành vi quấy nhiễu nhân dân) mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự tội chống mệnh lệnh). Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của các tôi xâm pham nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là các quan hệ xã hội tại trong quân đội, Tội phạm này xâm phạm tình đoàn kết quân dân, tình thương yêu, chăm sóc, xây dựng của nhân dân đối với quân đội.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Ở đây lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, hiểu rõ hành vi của minh gây nguy hại cho xã hội, nhân dân, gây ảnh hưởng làm mất tình đoàn kết dân quân nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ quân nhân nào.
Như vậy, cán bộ công an có hành vi quấy nhiễu việc làm ăn buôn bán của bạn đã phạm vào tội quấy nhiễu nhân dân được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình phạt đối với tội quấy nhiễu nhân dân?
Theo Điều 415 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Trong khu vực có chiến sự;
d) Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”.
Các khung hình phạt cụ thể như sau:
+ Khung 1 (khoản 1)
Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
– Lôi kéo người khác phạm tội;
– Trong khu vực có chiến sự;
– Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Hành vi làm dụng nhu cầu quân sự của bộ đội thì bị xử phạt ra sao?
Điều 416 Bộ luật Hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Quấy nhiễu nhân dân sẽ bị xử phạt thế nào?
- Xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào?
- Hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ bị xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Công an có hành vi vòi tiền nhân nhân dân thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ở trong trường hợp này nếu như việc công an xã đánh bạn trong khi họ đang thi hành công vụ và việc sử dụng vũ lực này là trường hợp nằm ngoài trường hợp pháp luật cho phép, đồng thời việc họ đánh bạn có thương tích từ 31% trở lên thì công an xã sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ
Nếu như việc công an xã đánh bạn mà thỏa mãn một trong hai tội danh trên thì bạn sẽ làm đơn trình báo gửi lên Cơ quan công an cấp quận (huyện) nơi xảy ra tội phạm để cho Cơ quan công an để điều tra xác minh tội phạm
Trong đơn trình báo sẽ phải có các nội dung sau:
Họ tên người trình báo
Các thông tin nhân thân của người trình báo
Trình bày tóm tắt nội dung sự việc
Trình bày các các yêu cầu khởi tố