Con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?

23/11/2021
Con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?
672
Views

Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp muôn vàn hoàn cảnh éo le. Một trong những hoàn cảnh đó là con nuôi muốn kết hôn với con đẻ. Vậy theo như pháp luật quy định thì con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?

Xin chào Luật sư: Vợ chồng tôi bị hiếm muộn nhiều năm; nên đi lên chùa xin con về nhận nuôi. Sau một thời gian chăm bẵm và nuôi nấng đứa trẻ đó thì vợ chồng tôi sinh được một bé gái. Nhưng sau khi lớn lên hai đứa nó nảy sinh tình cảm với nhau và muốn kết hôn. Luật sư cho tôi hỏi: Con nuôi và con đẻ kết hôn với nhau có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Điều kiện để đăng ký kết hôn

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

  1. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp pháp luật cấm kết hôn

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Con nuôi là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì con nuôi được định nghĩa như sau:

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Người được nhận làm con nuôi tại Điều 8 Luật này bao gồm:

  1. Trẻ em dưới 16 tuổi
  2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

  1. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
  2. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?

Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định về một số trường hợp cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng như sau:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Theo đó, cấm kết hôn giữa những chủ thể có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng bao gồm:

  • Những người cùng dòng máu trực hệ: là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Những người trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi.

Cha, mẹ nuôi có được kết hôn với con nuôi không?

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định về một số trường hợp cấm kết hôn:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Như vậy, trường hợp cha, mẹ nuôi kết hôn với con nuôi là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

    Mời bạn xem thêm bài viết:

    Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

    Câu hỏi thường gặp

    Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ tại điểm b khoản 1 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
    Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi; con đẻ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
    Ngoài ra, nếu có biểu hiện bóc lột sức lao động của con nuôi; cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo điểm c khoản 3 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)

    Con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ nuôi hay không?

    Khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại. Nhấn mạnh tính hợp pháp ở đây bởi lẽ; nếu mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi; và con nuôi đã không còn được pháp luật công nhận bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thì người con nuôi đó sẽ không có trong hàng thừa kế thứ nhất nữa. Tuy vậy; người này vẫn có thể nhận được thừa kế nếu người chết để lại di chúc chia tài sản cho người đó.

    20 tuổi có được nhận nuôi con nuôi không?

    Tại Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi về các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau:
    Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
    Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
    Có tư cách đạo đức tốt.

    Đánh giá bài viết

    Để lại một bình luận