Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau không

09/12/2021
Con đẻ và con nuôi có được kết hôn không
990
Views

Con đẻ và con nuôi có được kết hô với nhau không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể

Con đẻ và con nuôi muốn kết hôn với nhau đây là hiện tượng hiếm nhưng cũng không phải là không có trên thực tế. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể về vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau không? Hãy cũng chúng tôi phân tích vấn đề này dưới bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Trước hết, để đưa ra được câu trả lời con đẻ và con nuôi được phép hay không được phép kết hôn, chúng ta cần xem xét trên 02 phương diện sau:

  • Điều kiện kết hôn
  • Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Về điều kiện kết hôn:

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. (Đây thuộc phần phương diện thứ 02 – Những trường hợp cấm kết hôn)

Những trường hợp cấm kết hôn:

Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 pháp luật cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, khi đối chiếu với quy định về vấn đề quyền được kết hôn tại một số điều luật quy định ở trên; thì con đẻ và con nuôi không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kết hôn.

Vì thế, về nguyên tắc, con đẻ và con nuôi có thể kết hôn với nhau miễn là phải đảm bảo đủ các điều kiện về kết hôn pháp luật quy định. Theo đó, điều kiện để con đẻ và con nuôi được kết hôn với nhau cũng áp dụng tương tự điều kiện kết hôn thông thường giữa nam và nữ, đó là phải đáp ứng 03 điều kiện cụ thể sau:

Về độ tuổi

Nam thì phải từ đủ 20 tuổi trở lên; còn nữ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Lưu ý, ở đây pháp luật hiện hành tại Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về độ tuổi kết hôn là phải “từ đủ”trở lên; tức phải đáp ứng điều kiện đủ ngày, đủ tháng, đủ năm chứ không đơn thuần là “bước qua” tuổi 20 đối với nam hay 18 đối với nữ.

Ví dụ: Người nam sinh ngày 01/01/1993 thì phải qua ngày 01/01/2013 thì người đó mới được coi là đủ 20 tuổi; nếu chỉ 19 tuổi 1 ngày thì không được xem là đủ 20 tuổi. Về tính tự nguyện

Việc kết hôn phải do con đẻ và con nuôi tự nguyện quyết định, không phải kết hôn là do bị ép buộc, lừa dối, cưỡng ép hay bị cản trở.

Về khía cạnh đạo đức, con đẻ và con nuôi ở chung một nhà nên phát sinh những tình cảm gắn bó một cách tự nhiên như anh em ruột cùng cha cùng mẹ sinh ra. Cho nên, việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi trong một gia đình vẫn chưa được xã hội thừa

nhận và ủng hộ. Còn dưới góc độ pháp luật, nếu không rơi vào các đối tượng cấm kết hôn; thì con đẻ và con nuôi hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

Về các trường hợp cấm kết hôn

Con đẻ và con nuôi phải không thuộc trường hợp cấm kết hôn như đã phân tích ở trên.

Như vậy nếu giữa con đẻ và con nuôi đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, tính tự nguyện; và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì việc kết hôn đó được pháp luật công nhận khi thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Bởi lẽ luật chỉ quy định cấm những người có dòng máu trực hệ kết hôn với nhau trong phạm vi ba đời bao gồm cha mẹ đẻ, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,… theo đó con ruột và con nuôi không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của Luật, cả hai cũng không có họ hàng trong phạm vi ba đời thì cũng sẽ không bị cấm kết hôn nên có thể kết hôn và được pháp luật công nhận nhơ vợ chồng hợp pháp

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là thông tin tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau hay không. Hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề trên và vận dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc hay cần sự tư vấn và giúp đỡ xin liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Việc kết hôn phải được đăng kí với cơ quan nào?

UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam,nữ

Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?

Bắt buộc cả hai bên nam nữ phải có mặt

Cơ quan nào có thẩm quyền huỷ kết hôn trái pháp luật?

Toà án nhân dân

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận