Con cái là của trời cho. Bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra thì cha mẹ chúng cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Và khi đặt tên cho con cái cũng sẽ thể hiện một phần trong đấy. Đối với những đứa trẻ có cha là người nước ngoài thì họ thăc mắc không biết có được đặt tên con theo họ của cha hay không? Vậy Con có thể đặt tên theo họ nước ngoài của cha không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Quy định đặt tên trong pháp luật Viêt Nam
Đầu tiên cần phải khẳng định mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền có họ tên. Điều này đã được quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự 2015
Điều 26. Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy có thể nhận thấy rằng dù cho cá nhân được sinh ra ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào trên lãnh thổ Việt Nam thì quyền có họ, tên vẫn không thể bị tước bỏ, vì bất cứ lí do gì đi chăng nữa.
Tuy nhiên do đặc thù tên gọi cá nhân thường gắn liền với nhiều mặt trong đời sống, do đó để dễ dàng trong việc xác lập các mối quan hệ, trong công tác quản lí nên Nhà nước đã quy định việc đặt tên phải tuân thủ theo các quy định sau:
Điều 26. Quyền có họ, tên.
..
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Con có thể đặt tên theo họ nước ngoài của cha không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau:
– Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 và quy định sau đây:
+ Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
+ Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
…
Căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc đặt tên bị hạn chế trong một số trường hợp sau:
Đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành quy định chỉ có thể đặt tên công dân Việt Nam bằng Tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Vậy không thể đặt tên cho con bằng họ của cha là tiếng nước ngoài. Đối với tiếng nước ngoài, bạn có thể phiên âm ra tiếng Việt Nam để đặt cho con.
Việc thay đổi họ tên phải bắt buộc có sự đồng ý của cha mẹ không?
Tại Điều 27 của Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
– Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có quy định:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
– Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
=> Vậy nên theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với con của mình, bao gồm cả quyền đối với họ, tên của con chưa thành niên, kể cả khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt.
Vậy nên. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó. Còn việc thay đổi họ cho con chưa thành niên được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Có được đặt tên con bằng tiếng Anh?
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
– Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
– Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
– Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
– Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
– Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Như vậy, theo quy định này về nguyên tắc thì tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Do đó, việc đặt tên con bằng tiếng Anh là không phù hợp. Để thuận tiện cho việc đi học ở trường quốc tế thì gia đình có thể đặt tên gọi thường ngày bằng tiếng Anh cho cháu thay vì phải đặt tên theo khai sinh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về ”Con có thể đặt tên theo họ nước ngoài của cha không? “. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu về thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân và thắc mắc về lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân cũng như muốn tham khảo về các dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, đặt tên con nhưng không được đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Thứ hai, Đặt tên phải bằng tiếng việt
Thứ ba, Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai
Trường hợp lý lịch của trẻ có yếu tố nước ngoài. Tức là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì người đi đăng ký sẽ nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Bản chính Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh khi tự sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể,
Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).