Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế được áp dụng phổ biến và mạnh mẽ ở nước ta. Với các vai trò và chức năng nổi bật, Nhà nước ta đã và đang tích cực đổi mới và phát triển loại thuế này. Vậy thuế thu nhập cá nhân được hiểu như thế nào? Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)
Nội dung tư vấn
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế; và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản; hướng dẫn liên quan.
Từ trước đến nay, việc đóng thuế luôn được xem là một nghĩa vụ; mà tất cả các công dân đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc người chịu thuế tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà nước; thông qua việc đóng thuế sẽ đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội.
Bởi những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm thu nhập chịu thuế. Các cá nhân này có thu nhập cao khi trừ đi các khoản miễn thuế; và giảm trừ gia cảnh thì họ vẫn nuôi sống được bản thân và gia đình.
Như vậy rõ ràng việc đóng thuế vừa là trách nhiệm; vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời nó cũng góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các đối tượng; tăng thêm phần cân bằng xã hội giữa tầng lớp giàu- nghèo.
Tiền thai sản là gì?
Trợ cấp thai sản là Chế độ bảo đảm vật chất cho người lao động nữ khi có thai và sinh đẻ. Người lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất; thứ hai được nghỉ việc; và hưởng trợ cấp thai sản như sau:
+ Được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày, trường hợp sẩy thai được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng; hoặc 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên;
+ Được nghỉ việc trước và sau khi sinh con từ 4 đến 6 tháng tùy theo điều kiện lao động; nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai; cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ được tính bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ. Ngoài ra khi sinh con được trợ cấp một lần bằng một tháng lương theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
Đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương; hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp; do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập; không liên quan đến tình trạng hôn nhân hay trích lục khai sinh, khai tử,…)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả; và nhận thu nhập).
Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập từ tiền lương; tiền công phải chịu thuế TNCN bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương; tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề; hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác…
Với quy định này, có thể thấy, khoản thu nhập từ tiền chế độ thai sản không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Có yêu cầu đóng thuế đối với lao động nữ ở tiền thai sản“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay
Những đối tượng bắt buộc nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay
Câu hỏi liên quan
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
– Thực hiện công bằng xã hội
Căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận:
– Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.
– Các cá nhân có thu nhập dưới 11.000.000đ/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thế thu nhập cá nhân.
– Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác
– Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp