Không ít các phạm nhân phạm tội nghiêm trọng đã đến lĩnh án tử hình; nhưng đến khi thi hành án lại không muốn chết; và nghĩ các thủ đoạn để thoát án tử hình. Cố tình mang thai để thoát án tử hình được không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án hình sự 2019;
Nghị định 133/2020/NĐ-CP;
Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC.
Nội dung tư vấn
Các trường hợp được hoãn thi hành án tử hình
Điều 81 của Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định về các trường hợp được hoãn thi hành án hình sự như sau:
Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Như vậy, có 03 trường hợp mà phạm nhân đang phạm tội phải chịu án tử hình có thể được xem xét hoãn thi hành án hình sự.
Cố tình mang thai để thoát án tử hình được không?
Hiện nay, nếu không có quyết định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về thay đổi; hoặc giảm nhẹ hình phạt thì không có trường hợp nào được miễn án tử hình. Tuy nhiên, không ít các trường hợp tử tù lợi dụng một trong ba trường hợp ngoại lệ của pháp luật để được hoãn thi hành án.
Trong thực tế, việc mang thai của tử tù nữ có thể xét vào trường hợp điểm a khoản 1 điều 81; từ đó nữ tử tù sẽ được hoãn thi hành án sau khi mang thai. Có những trường hợp tìm cách liên tục mang thai để thoát thi hành án trong nhiều năm liền.
Việc tạm hoãn thi hành án đối với nữ tử tù mang thai thể hiện sự nhân đạo trong quy định của pháp luật Việt Nam. Người mẹ đã xâm phạm đến lợi ích xã hội nghiêm trọng nên phải chịu hình phạt là án tử; nhưng đứa con trong bụng thì không có tội gì cả; pháp luật xét xử là để đưa quyền và nghĩa vụ trở về trạng thái cân bằng; nhưng nếu thi hành án kể cả khi có sự tồn tại của em bé trong bụng mẹ sẽ xâm phạm đến quyền sống, quyền con người của đứa trẻ; và điều đó không được pháp luật, xã hội cho phép.
Tóm lại
Nếu nữ tử tù mang thai trong thời gian chuẩn bị thi hành án; người đó không hoàn toàn thoát án tử; nhưng sẽ được tạm hoãn thi hành án để sinh con. Để nữ tử tù có thể thực hiện hành vi mang thai; không thể tránh khỏi có sự cấu kết của các đối tượng khác và sự buông lỏng quản lý của cơ quan có trách nhiệm quản giáo đợi ngày thi hành án. Để khắc phục tình trạng này cần có các chế tài xử lý mạnh tay với hành vi thông đồng để thoát tội; hay hành vi lơi lỏng dẫn đến tạo cơ hội cho các đối tượng của cán bộ quản lý.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự quy định điều gì?
Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự quy định: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;– Người đủ 75 tuổi trở lên;
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.