Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông không?
Chào Luật sư. Con trai tôi đang đi học ở Hà Nội. Cháu có báo về là bị phạt vi phạm giao thông đường bộ. Cháu có nhờ tôi đi nộp phạt hộ cháu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông không? Và cách uỷ quyền để nộp phạt trong trường hợp này như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 đã ghi nhận câu hỏi và xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Vi phạm luật giao thông đường bộ là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện; có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Uỷ quyền là gì?
Theo quy định tại 562 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền :
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân;tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định; thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép; uỷ quyền đó.
Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông không?
Như vậy, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập; thực hiện một giao dịch dân sự nào đó. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông.
Các hình thức nộp phạt giao thông hiện nay
Căn cứ Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2016/NĐ-CP:
Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông
Theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
Nộp phạt tại ngân hàng thương mại
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 81 một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB
Nộp phạt tại bưu điện
Người vi phạm có thể nộp phạt tại bất kỳ điểm bưu điện nào trên cả nước
Nộp phạt thay người khác cần chuẩn bị gì?
- Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
- Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
- Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn
- Bản chính CMND của anh bạn
Lưu ý, khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Theo Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người vi phạm sẽ phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì bạn phải thực hiện theo thời hạn đó.
Không nộp phạt giao thông bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo về mặt hồ sơ thủ tục và chú ý thời hạn nộp phạt theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền hay không?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông không? Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Như vậy, xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Theo điểm b, Khoản 8, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô lạng lách, đánh võng mà “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ” hoặc “gây tai nạn giao thông” thì sẽ bị phạt tiền từ 18 -20 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Các mức phạt được quy định tại Khoản 9 và điểm d, Khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.