Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?

07/09/2022
Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?
348
Views

Xin chào Luật sư 247. Hôm qua tôi đi khám thai và đã từ chối khi biết bác sĩ là nam. Luật sư cho tôi hỏi rằng quy định pháp luật có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không? Bên cạnh đó, Bác sĩ có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào? Quyền, nghĩa vụ của bác sĩ được pháp luật quy định ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bác sĩ có những quyền gì theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định Điều 31 đến Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 cụ thể như sau:

* Quyền được hành nghề

– Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

– Được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

– Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

* Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

– Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?
Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?

* Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn

– Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề.

– Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.

* Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh

– Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến

– Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh

* Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề

– Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

– Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

– Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Nghĩa vụ của bác sĩ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định từ Điều 36 đến Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 nghĩa vụ của bác sĩ như sau:

* Nghĩa vụ đối với người bệnh

1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

2) Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3) Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4) Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5) Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1) Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

2) Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3) Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4) Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

5) Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

6) Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.

7) Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

* Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

1) Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

2) Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

* Nghĩa vụ đối với xã hội

1) Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

2) Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

3) Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này.

4) Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

* Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp

Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?

Căn cứ tại Điều 12 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Như vậy, theo quy định hiện hành với trường hợp của bạn thì việc bạn không đồng ý khám thai khi gặp bác sĩ nam thì bạn có quyền được từ chối khám chữa. Tuy nhiên, nếu việc khám chữa của bác sĩ nam tuân thủ đúng quy định về việc có y tá đi kèm thì bạn vẫn có thể khám chữa bệnh bởi bác sĩ nam đó.

Bác sĩ có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quyền từ chối chối khám, chữa bệnh của người hành nghề như sau:

“Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.”

Do đó, khi việc khám, chữa bệnh rơi vào trường hợp nêu trên theo quy định thì người bác sĩ có quyền từ chối yêu cầu khám, chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Có thể từ chối khám thai khi gặp bác sĩ nam không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Giấy phép sàn thương mại điện tử, của Luật sư 247, hãy liên hệ: : 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là những ai?

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).

Bác sĩ có được tiết lộ thông tin bệnh nhân không?

Quyền bảo mật thông tin của người bệnh được pháp luật bảo vệ; trừ một số trường hợp nhất định. Đây là nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh đòi hòi tất cả những người liên quan phải tuân thủ.

Những thông tin nào liên quan đến bí mật bệnh nhận mà bác sĩ không được tiết lộ?

Những thông tin sức khỏe được bảo vệ là những thông tin; bao gồm các dữ liệu nhân khẩu học giúp nhận dạng được cá nhân đó, liên quan đến:
Thông tin về sức khỏe; hoặc tình trạng sức khỏe thể chất; hoặc tinh thần trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai;
Thông tin về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân;
Thông tin thanh toán trong quá khứ, hiện tại; hoặc tương lai cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.