Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?

28/08/2022
Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?
267
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về quy định về việc có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có rất nhiều người khi đi chơi nước ngoài sẽ nhờ người thân của mình trong chừng nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định trong trường hợp này người thân của bạn phải tiến hành đăng ký lưu trú. Vậy câu hỏi đặt ra là khi có người thân trong chừng nhà thì có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật cư trú 2020;

Thông tư 55/2021/NĐ-CP;

Nghị định số 62/2021/NĐ-CP;

Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06

Thông báo lưu trú là gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 , lưu trú được quy định là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 55/2021/NĐ-CP quy định về thông báo lưu trú như sau:

– Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

Như vậy thông qua quy định này ta biết được không phải trường hợp nào cũng thông báo lưu trú.

Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?

Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không? Theo quy định tại khoản 2; 3; 4; 5 Điều 30 Luật Cư trú 2020 thông báo lưu trú như sau:

– Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

– Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.

– Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

– Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?
Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về thông báo lưu trú như sau:

– Việc thông báo lưu trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
  • Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
  • Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
  • Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.

– Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận thông báo lưu trú.

– Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ pháp lý thể hiện thông tin về số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật và thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.

– Thời gian lưu trú tuỳ thuộc nhu cầu của công dân nhưng không quá 30 ngày. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải cập nhật nội dung thông báo về lưu trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy thông qua 02 quy định trên ta biết được ta có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú.

Mức phạt không thực hiện thông báo lưu trú theo quy định?

Mức phạt không thực hiện thông báo lưu trú theo quy định? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định công dân không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú bị phạt như sau:

  • Từ 01 đến 03 người: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );
  • Từ 04 đến 08 người: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );
  • Từ 09 người lưu trú trở lên: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );

Ngoài ra, trường hợp có hành vi cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với mức phạt với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Có thể gọi điện thoại đến cơ quan đăng ký cư trú để thông báo lưu trú không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký mã thuế số cho công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cùng xã có phải đăng ký tạm trú không?

– Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 55/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định mối quan hệ với chủ hộ và giải quyết một số trường hợp trong đăng ký cư trú như sau: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở khác trong cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu chỗ ở đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Thông qua các quy định trên ta biết được rằng nếu cùng xã thì không phải đăng ký tạm trú tuy nhiên bạn phải đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại.

Quy định về không cấp sổ tạm trú, thường trú?

Từ ngày 01/07/2021, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Điều kiện đăng ký tạm trú?

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
– Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.