Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu tín chỉ sang cơ sở đào tạo khác?

11/08/2022
Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu TC sang cơ sở đào tạo khác?
302
Views

Chào Luật sư, em có vấn đề cần được giải đáp. Hiện tại em đang là sinh viên năm 3, em cảm thấy ngành và trường mình đang học không phù hợp. Em có mong muốn chuyển sang trường Đại học khác thì chuyển tín chỉ học có được hay không? Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu tín chỉ sang cơ sở đào tạo khác? Chuyển tín chỉ sang cơ sở đào tạo khác thì xin phép chủ thể nào? Chuyển trường Đại học có khó không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần Đại học được quy định thế nào?

1. Chương trình đào tạo (sau đây gọi tắt là chương trình) cần thể hiện rõ: trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của sinh viên khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình.

2. Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – ngành phụ, kiểu 2 văn bằng) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

3. Đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số lượng tín chỉ, điều kiện tiên quyết (nếu có), nội dung lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo và điều kiện thực hành, thực tập phục vụ học phần.

4. Giám đốc ban hành chương trình đào tạo với khối lượng không dưới 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.

Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu TC sang cơ sở đào tạo khác?
Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu TC sang cơ sở đào tạo khác?

Học phần và Tín chỉ được quy định như thế nào?

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần  được ký hiệu bằng một mã số riêng do Học viện quy định.

2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của Học viện nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành,  để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Số tiết, số giờ cụ thể đối với từng học phần được quy định trong chương trình đào tạo từng ngành do Giám đốc Học viện ban hành.

4. Giám đốc Học viện quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành và được quy định cụ thể trong Quy định về tiêu chuẩn và định mức giờ lao động đối với giảng viên của Học viện.

4. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu tín chỉ sang cơ sở đào tạo khác?

Căn cứ Điều 14 Quy chế quy định về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cụ thể như sau:

(1) Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

(2) Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.

(3) Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

(4) Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

(5) Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

(6)Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

a) Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;

b) Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;

c) Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.

Dùng kết quả bảo lưu khi đào tạo đại học theo tín chỉ để sử dụng tại một cơ sở đại học khác có được không?

Căn cứ Điều 13 Quy chế, việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ khi đào tạo đại học được quy định như sau:

(1) Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.

(2) Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:

a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;

b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;

c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.

(3) Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, bạn có thể tiến hành chuyển đổi kết quả học tập đã tích lũy từ cơ sở đào tạo đại học trước đó, cụ thể là trường A để sử dụng tại trường B. Tuy nhiên, khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi phải đảm bảo không quá 50% so với khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo.

Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu TC sang cơ sở đào tạo khác?
Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu TC sang cơ sở đào tạo khác?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có thể chuyển đổi tối đa bao nhiêu tín chỉ sang cơ sở đào tạo khác?. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, hóa đơn điện tử tiền điện đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline của Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian hoạt động giảng dạy đại học được quy định thế nào?

Thời gian hoạt động giảng dạy của Học viện được tính từ 7 giờ 30  phút đến 20 giờ  hằng ngày. Phòng Đào tạo sắp xếp thời khóa biểu học tập hằng ngày cho các lớp.

Đánh giá kết quả học tập Đại học như thế nào?

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ . A+, A, B+, B, C+, C, D+, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D  mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

 Thời gian và kế hoạch đào tạo được quy định thế nào?

Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo, được quy định là 4 năm học đối với đào tạo đại học hệ chính quy của Học viện.
Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Giám đốc Học viện xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi. Sinh viên đăng ký học kỳ phụ trên cơ sở tự nguyện.
Thời gian biểu tiến hành các hoạt động học tập giảng dạy và lịch tổ chức đánh giá trong mỗi học kỳ, các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết được quy định trong kế hoạch học tập chung do Giám đốc Học viện ban hằng năm.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.