Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải?

22/08/2022
Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải?
346
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi dự định sắp tới sẽ thành lập cơ sở sản xuất giống thủy sản, hiện tại đang trong quá trình chuẩn bị thi công, tuy nhiên tôi đang phân vân có nên đầu tư hệ thống nước thải hay không bởi hệ thống này khá tốn kém. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải hay không?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải hay không?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:

a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;

b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.

2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:

Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, khi anh/chị mở cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thì phải đầu tư hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và cơ sở vật chất được quy định ở trên.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm các giấy tờ trên.

Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải không?
Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải không?

Xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản bao nhiêu ngày có kết quả?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:

a) Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;

c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

5. Nội dung kiểm tra gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;

b) Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định này;

c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Trường hợp không cấp lại sẽ gửi văn bản và nêu rõ lý do.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản được quy định như thế nào?

Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản được quy định tại Điều 15 Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm như sau:
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
2. Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.

Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?

Thẩm quyền cấp chứng nhận gồm có:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn

Những trường hợp nào giống thủy sản không được đặt tên mới?

Theo Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định đặt tên giống thủy sản như sau:
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.
Theo đó, giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.