Cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán bên ngoài không?

08/07/2022
lieu-co-quan-nha-nuoc-co-duoc-thue-dich-vu-ke-toan-ben-ngoai-khong
807
Views

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Phong, hiện tại cơ quan của tôi là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, kế toán của cơ quan đã nghỉ việc và chúng tôi chưa tìm được người phù hợp, tôi thắc mắc rằng cơ quan nhà nước có thể thuê dịch vụ kế toán bên ngoài được không? Mong được quý Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 174/2016/NĐ-CP

Luật kế toán 2015

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Thông thường, kết quả hoạt động của cơ quan nhà nước là các quyết định có tính bắt buộc thi hành đối với những người có liên quan. Trường hợp quyết định không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ, người có trách nhiệm thi hành phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, xã hội. Quyền lực của mỗi cơ quan Nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó trong hệ thống cơ quan nhà nước và được thể chế hòa thành nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong pháp luật. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất, nhiệm vụ, chức năng của nó, những đều theo những nguyên tắc chung và có sự thống nhất.

Vì vậy, cơ quan nhà nước được định nghĩa: “là bộ phận (cơ quan) cấu thành bộ máy nhà nước (bao gồm cán bộ, công chức và những công cụ, phương tiện hoạt động …) có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.

Cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán bên ngoài?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị kế toán khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này được thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có thể thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định.          

Như vậy, chỉ những tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước mới được thuê dịch vụ kế toán để làm kế toán. Nếu cơ quan của bạn sử dụng ngân sách nhà nước thì không được thuê dịch vụ kế toán

Cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán bên ngoài không?
Cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán bên ngoài không?

Những trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Theo Điều Theo Điều 68 Luật kế toán 2015 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:

– Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;

– Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

–  Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

– Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

– Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2018/TT-BNV, quy định về thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, như sau:

“1. Thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán

a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, người đứng đầu đơn vị kế toán lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng.

Cơ quan nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này, người đứng đầu đơn vị kế toán quyết định việc giao tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ để bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán; bố trí phụ trách kế toán;

c) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm phụ trách kế toán. Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d) Thủ tục bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán được thực hiện như thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.”

Trong đó, điểm a, b, c khoản 2 Điều 5 của Thông tư này quy định về thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng đối với các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán, cụ thể như sau:

“2. Đối với các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có tổ chức bộ máy kế toán

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị dự toán cấp I thuộc Trung ương;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng đơn vị dự toán cấp I thuộc địa phương quản lý, sau khi có ý kiến của cơ quan nội vụ và tài chính cùng cấp;

c) Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng các đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một Phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ trưởng đơn vị;

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Liệu cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán bên ngoài không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có nên thuê dịch vụ kế toán bên ngoài không?

Là giám đốc một doanh nghiệp bạn phải bao quát mọi thứ. Chịu trách nhiệm tất cả mọi hoạt động của công ty và điều phối đảm bảo mọi thứ một cách thuận lợi. Và khi một doanh nghiệp mới đưa vào hoạt động, thì điều đầu tiên là hành lang thủ tục pháp lý phải đúng quy định pháp luật mà nhà nước đề ra. Một phần quan trọng không thể thiếu là người khai báo thuế và kế toán. Đây là ngành nghề đòi hỏi có chuyên môn nghiệp vụ để tránh những sai lầm không đáng có phải trả giá bằng tiền. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên lựa chọn một dịch vụ kế toán thuê ngoài là điều sáng suốt nhất, để có một quy trình kế toán đúng nhất, đủ nhất và tiết kiệm chi phí một lượng đáng kể với doanh nghiệp mới thành lập.

Thời gian lưu trữ tài liệu kế toán

Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm
–         Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.
–         Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
–         Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Kế toán phải lưu giữ những tài liệu nào

Căn cứ Điều 8 Nghị định 174/2016/NĐ-CP loại tài liệu kế toán phải lưu giữ bao gồm:
–         Chứng từ kế toán
–         Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp
–         Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách
–         Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng; báo cáo kế toán quản trị; hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tìa liệu kế toán; quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị; tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ; tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, lệ phí và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.