Việc lập di chúc với mục đích hiện thực hóa ý nguyện của người chết để lại tài sản và hạn chế tranh chấp di sản. Tuy nhiên, di chúc cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật về hợp lực của di chúc thì khi đó di chúc mới hợp pháp. Vậy theo quy định hiện hành khi nào di chúc sẽ vô hiệu? Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu là cơ quan nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều có ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì? Di chúc vô hiệu khi nào?
Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa di chúc tại Điều 624, cụ thể như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc được hiểu là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác.
Để có thể chia di sản thừa kế của người đó theo di chúc, di chúc đó phải hợp pháp và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo đó, di chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Di chúc được coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc.
Các trường hợp di chúc vô hiệu toàn bộ
Do không đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp
Di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.
Các trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ như sau:
- Người lập di chúc không đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc: năng lực chủ thể chưa đầy đủ; người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, de dọa, cưỡng ép.
- Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hôi.
Trường hợp này, nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Nếu chỉ có một nội dung vi phạm, không ảnh hướng đến các nội dung khác thì chỉ phần nội dung đó không có hiệu lực pháp luật.
- Di chúc không đáp ứng đủ các điều kiện về mặt hình thức để di chúc hợp pháp.
Thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật
Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Theo quy định đó, di chúc bị vô hiệu toàn bộ khi:
- Toàn bộ người thừa kế đều không còn vào thời điểm mở thừa kế và không có người thừa kế kế vị. Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Nếu là cơ quan, tổ chức thì không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Toàn bộ di sản thừa kế để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu một người lập nhiều bản di chúc thì chỉ bản di chúc hợp pháp cuối cùng có hiệu lực pháp luật còn lại các bản trước đó đều bị vô hiệu.
Các trường hợp di chúc vô hiệu một phần
Khi di chúc bị vô hiệu một phần thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật còn các phần di chúc khác vẫn có hiệu lực pháp luật.
Các trường hợp cụ thể:
- Nếu bản di chúc đáp ứng được hết các điều kiện để di chúc hợp pháp và chỉ có một phần nội dung của di chúc không hợp pháp thì chỉ phần di chúc không hợp pháp bị vô hiệu. (Theo khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015.)
- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
- Nếu tất cả di sản để lại cho người thừa kế chỉ có một phần di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ nội dung phân chia phần di sản đó bị vô hiệu. Các phần di sản thừa kế còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu
Di chúc vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Toà án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu.
Khi Quyết định hoặc Bản án của Toà án tuyên bố di chúc vô hiệu một phần có hiệu lực pháp luật, phần nội dung di chúc không bị vô hiệu vẫn có hiệu lực thực hiện.
Nếu tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ tài sản thừa kế của người chết sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người được thừa kế của người để lại di sản thừa kế.
Phần di sản thừa kế liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo pháp luật.
Nếu trường hợp phần di sản đó vi phạm pháp luật, như chỉ định tổ chức phản động hưởng di sản hoặc di sản được để lại cho những người thừa kế sử dụng vào các mục đích trái pháp luật (sử dụng cho mục đích khủng bố, buôn lậu, chứa mại dâm, tổ chức đánh bạc…) thì cơ quan nhà nước có thầm quyền sẽ tịch thu.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm …..của chúng tôi hay tìm hiểu về giấy tờ pháp lý có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
Hiệu lực của di chúc
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Di chúc liên quan đến di sản là bất động sản có hiệu lực trong 30 năm. Di chúc liên quan đến di sản là động sản có hiệu lực trong 10 năm. Di chúc liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài sản của người đã chết là 03 năm