Có được ủy quyền cho người thân rút tiền khi đang bị tạm giam không?

09/10/2022
Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không
485
Views

Khi bị tạm giam tức là đối tượng đang được điều tra hành vi phạm tội và chịu sự giám sát của cơ quan điều tra. Vậy theo quy định Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không? Khi đang bị tạm giam thì người bị tạm giam có những quyền gì? Quy định về chế độ quản lý đối với người đang bị tạm giam như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Người bị tạm giam là gì?

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Khi đang bị tạm giam thì người bị tạm giam có những quyền gì?

Để trả lời câu hỏi Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không? Chúng ta phải tìm hiểu xem Khi đang bị tạm giam thì người bị tạm giam có những quyền gì? Cụ thể, Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam như sau:

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

+ Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

+ Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

+ Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không
Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không

Có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng khi đang bị tạm giam không?

Đối với vấn đề này chúng tôi xin đưa ra 02 hướng tư vấn như sau:

Trường hợp 1: Số tiền trong tài khoản ngân hàng không liên quan đến hành vi phạm tội

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Theo quy định của pháp luật, ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện một công việc nào đó.

Ủy quyền rút tiền trong tài khoản ngân hàng cũng như vậy, trong trường hợp khách hàng gửi tiền ngân hàng nhưng đến khi đến hạn tất toán hợp đồng, khách hàng vì một số lý do nào đó mà không thể đến ngân hàng làm thủ tục tất toán thì có thể làm thủ tục ủy quyền rút tiền. Người được ủy quyền có thể thay thế người gửi tiền làm các thủ tục tất toán.

Tại Khoản 3 Điều 19 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định:

“3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.”

Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì:

1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, trong trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn. Trường hợp gia đình muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của chồng bạn thì chồng bạn có thể làm thủ tục ủy quyền khi được chấp nhận của cơ quan thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam. Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.

Trường hợp 2: Số tiền trong tài khoản của chồng bạn liên quan đến hành vi phạm tội

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”

Nếu số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng bạn có liên quan đến hành vi phạm tội thì sẽ bị phong tỏa tài khoản. Do đó, trường hợp này chồng bạn không thể ủy quyền cho bạn rút tiền trong tài khoản ngân hàng của mình được. Mục đích của việc phong tỏa tài khoản này nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản do phạm tội mà có.

Như vậy:

– Trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng không liên quan đến việc phạm tội thì người bị tạm giam được ủy quyền cho bạn rút số tiền đó.

-Trường hợp số tiền trong tài khoản trên liên quan đến việc phạm tội thì người bị tạm giam sẽ không được ủy quyền cho người khác rút số tiền này nhằm tránh trường hợp tẩu tán tài sản.

Quy định về chế độ quản lý đối với người đang bị tạm giam như thế nào?

Theo Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

– Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.

– Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

– Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:

+ Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;

+ Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;

+ Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;

+ Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Hợp đồng cộng tác viên có thể xem là hợp đồng lao động không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị tạm giam có bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch dân sự không?

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

Người bị tạm giam có các nghĩa vụ gì theo quy định?

người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Người bị tạm giam có được ủy quyền không?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.