Nhiều độc giả gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 thắc mắc về vấn đề Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không? Quy định về việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động năm 2022 như thế nào? Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị xử phạt ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Theo quy định, phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Có những loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nào?
Hiện nay, có 10 loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, tùy theo bộ phận mà các thiết bị này bảo vệ hoặc mục đích bảo vệ:
– Phương tiện bảo vệ đầu (ví dụ: mũ bảo hộ)
– Phương tiện bảo vệ mắt, mặt (ví dụ: kính mắt bảo hộ)
– Phương tiện bảo vệ thính giác (ví dụ: bông bịt tai)
– Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (ví dụ: khẩu trang phòng độc)
– Phương tiện bảo vệ tay, chân (ví dụ: bao găng tay)
– Phương tiện bảo vệ thân thể (ví dụ: đồ bảo hộ)
– Phương tiện chống ngã cao (ví dụ: cáp treo an toàn)
– Phương tiện chống điện giật, điện từ trường (ví dụ: bao tay cao su)
– Phương tiện chống chết đuối (ví dụ: phao)
– Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác (ví dụ: dây giữ, buộc khẩu trang cho người lao động)
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động về đảm bảo vệ sinh an toàn lao động năm 2022
Nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động được quy định như sau:
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Theo quy định trên, để đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ có các nghĩa vụ nêu trên. Trong đó có nghĩa vụ trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quy định về việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động năm 2022
Việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động được quy định như như sau:
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
4. Chế độ trang cấp phương tiện cá nhân được quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22/02/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Theo đó, đối với người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bắt buộc phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không?
Căn cứ theo quy định về việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động tại Điều 23 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu trên, có thể thấy một trong những nguyên tắc khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân.
Do đó, người sử dụng lao động không được phép thu tiền người lao động (kể cả trừ tiền lương) khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Trường hợp người dụng lao động thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt như thế nào chúng tôi sẽ làm rõ ở nội dung tiếp theo đây.
Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.
Như vậy, khi người sử dụng lao động không thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động không được trang bị mà mức phạt tiền thấp nhất là từ 3.000.000 đến 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, để tránh bị xử phạt thì công ty bạn cần chủ động bảo đảm trước khi bắt đầu làm việc phải cấp phát đủ cho người lao động về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tách sổ đỏ đất vườn; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, người sử dụng lao động không được thu tiền của người lao động, không được cấn trừ tiền tiền lương để mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Trách nhiệm của công ty là bắt buộc phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Hiện nay, mặc dù không có quy định cụ thể về thời gian cấp phát tuy nhiên căn cứ theo quy định xử phạt nêu trên, có thể hiểu là khi bắt đầu làm việc người lao động đã phải được trang bị và phải sử dụng trang phục và thiết bị bảo vệ.
Theo quy định, người sử dụng lao động không được phép phát tiền và yêu cầu người lao động tự mua phương tiện bảo vệ cá nhân.