Có được rút tiền tiết kiệm của người đã mất hay không?

13/08/2021
Có được rút tiền tiết kiệm của người đã mất hay không
933
Views

Chào luật sư. Chồng tôi không may bị tai nạn qua đời. Chúng tôi đã tiến hành chia tài sản mà anh ấy có trước khi mất nhưng anh ấy còn 1 tài khoản tiết kiệm đứng tên anh ấy. Tôi không biết có thể rút được số tiền tiết kiệm đó hay không? Nếu có thì Thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất được thực hiện như thế nào? Rất mong luật sự giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho Luật Sư 247. Với vấn đề này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về rút tiền tiết kiệm của người đã mất

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng được pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận qua các thời kỳ nhằm đảm bảo chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ người chết cho người thừa kế của họ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn gặp lúng túng trong quá trình khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Khi người mất để lại di chúc thì sẽ thực hiện nhận tiền theo di chúc nếu di chúc đó hợp pháp: Xác định đúng số tiền đó là tài sản chung hay tài sản riêng của người chết, về hình thức, nội dung phù hợp với quy định của pháp luật… Còn nếu người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật, căn cứ vào hàng thừa kế…

Tiền tiết kiệm của người đã mất là tài sản chung hay tài sản riêng?

Phân chia thừa kế tiết kiệm của người đã mất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó gồm xem xét là tài sản chung hay riêng của vợ chồng.

Nếu không có thỏa thuận khác thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ, chồng là tài sản do hai người tạo ra, thu nhập từ lao động… trong thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tiền tiết kiệm là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản này được coi là tài sản chung.

Nếu có chứng cứ chứng minh có sự thỏa thuận vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân về số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng thì tiền tiết kiệm này sẽ là tài sản riêng của một bên. Trường hợp tiền tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng số tiền lãi phát sinh hàng tháng từ số tiền tiết kiệm lại là tài sản chung vợ, chồng. Bởi theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ chồng hình thành từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

Rút tiền tiết kiệm của người đã mất như thế nào?

Trường hợp người đã mất để lại di chúc

Khi người chết để lại di chúc thì sẽ thực hiện nhận tiền theo di chúc nếu di chúc đó hợp pháp. Theo đó, để được chia thừa kế sổ tiết kiệm thì người thừa kế thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản hoặc phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng. Người thừa kế có thể chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có).
  • Sổ tiết kiệm.
  • Di chúc (nếu có di chúc).
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…
  • Giấy chứng tử của người chết.

Nếu các giấy tờ nêu trên là hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp không phát sinh khiếu nại, tố cáo. Công chứng viên sẽ đọc dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận và hướng dẫn người thừa kế ký tên và điểm chỉ vào văn bản trên.

Trường hợp người đã mất không để lại di chúc

Nếu người chết không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ căn cứ vào hàng thừa kế để phân chia theo quy định của pháp luật, … Sau đó, thủ tục để rút tiền tiết kiệm của người mất sẽ tương tự như trường hợp người mất để lại di chúc.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Có được rút tiền tiết kiệm của người đã mất hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được hay không?

Câu trả lời lời là có. Nếu hai vợ chồng cùng đứng tên một sổ tiết kiệm. Vợ làm văn bản uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm.

Thời gian để rút tiền tiết kiệm của người đã mất là bao lâu?

Sau khi đã thỏa thuận được việc phân chia di sản; những người được hưởng chuẩn bị hồ sơ và nộp tới văn phòng công chứng. Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường (xã) trong thời hạn 15 ngày. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết; nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản khai nhận thừa kế sổ tiết kiệm. Sau đó, sẽ thực hiện thủ tục rút sổ về. Như vậy, thực hiện thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất về sẽ mất khoảng 1-2 tháng.

Nếu một trong những người được thừa kế không thể có mặt thì có thể thực hiện rút sổ tiết kiệm của người đã mất không?

Nếu không thể có mặt các đồng thừa kế ủy quyền cho một người đến ngân hàng nhận. Và việc ủy quyền sẽ được lập và xác thực tại các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, bạn có thể ủy quyền nếu không thể đến được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời