Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Dịch bệnh cũng làm tăng thời gian sử dụng các dịch vụ vô tuyến, mạng máy tính nhiều hơn. Và chắc hẳn ai cũng từng xem rất nhiều quảng cáo. Thắc mắc đặt ra là tại sao không quảng cáo trực tiếp các sản phẩm khác mà phải ngụ ý, “bóng gió”… Quảng cáo so sánh với các sản phẩm khác có hợp pháp không? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Tôi có để ý các quảng cáo trên TV, ví dụ như quảng cáo nước rửa bát Sunlight, họ thường so sánh sản phẩm của họ sạch hơn các sản phẩm nước rửa bát khác nhưng lại không nói rõ là hãng nào. Tại sao lại như vậy, vì sao không nói rõ ra tên sản phẩm? Chẳng phải như vậy khách hàng sẽ mua nhiều đồ của họ hơn sao? Mong luật sư giải đáp giùm.
Quảng cáo là gì?
Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Như vậy, quảng cáo đơn thuần là một hình thức quảng bá dịch vụ, hàng hóa để nhiều người biết đến. Có một số doanh nghiệp cũng kinh doanh dịch vụ quảng cáo để sinh lợi. Quảng cáo cũng được thực hiện trên nhiều phương tiện đại chúng khác nhau, như:
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo bị cấm trong các trường hợp sau đây:
- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo.
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Có thể thấy, một trong những điều cấm khi quảng cáo đó chính là so sánh trực tiếp với sản phẩm khác về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng. Đó là lý do vì sao nhiều quảng cáo như nước rửa bát, bột giặt chỉ đề cập đến “bột giặt khác”, “nước rửa bát thông thường” mà không nêu rõ tên thương hiệu, nhãn hàng của các dòng sản phẩm khác.
Quảng cáo so sánh có thể bị phạt
Một khi đã vi phạm một trong những điều pháp luật cấm thì chắc chắn sẽ bị xử phạt. Trước đây, quảng cáo so sánh được liệt kê trong Luật cạnh tranh như một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng nay quy định đó đã bị lược bỏ. Việc xử phạt quảng cáo so sánh được quy định như sau:
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Như vậy, nếu trong quảng cáo có nội dung so sánh một cách trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng đối với một nhãn hiệu khác của cùng một loại sản phẩm thì có thể bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng.
Mời bạn đọc xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Pháp luật chỉ cấm hành vi so sánh trực tiếp với các sản phẩm khác, tức là nêu rõ ra tên sản phẩm là gì, thuộc nhãn hàng nào. Ngoài ra, còn có các hình thức so sánh gián tiếp khác, khiến người tiếp cận có thể liên tưởng đến các nhãn hàng khác thì hoàn toàn hợp pháp. Cách làm này vẫn được các nhà quảng cáo áp dụng.
Câu trả lời là không. Trước tiên thuốc lá thuộc loại hàng hóa cấm quảng cáo. Quảng cáo cho dù là bất kỳ hình thức nào, kể cả quảng cáo so sánh thì quảng cáo thuốc lá đã có thể bị phạt tiền.
Câu trả lời là không. Các chính sách xã hội, tin thời sự, thông tin cá nhân không thuộc các loại hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được phép quảng cáo. Do đó, dù bằng bất kỳ hình thức quảng cáo nào thì cũng không được phép quảng cáo các chính sách xã hội.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về việc quảng cáo so sánh với các sản phẩm khác. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102