Có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ
Chào Luật sư. Tôi là người Mỹ sang Việt Nam sinh sống được 03 năm. Tôi chuẩn bị tham gia ký kết nhiều hợp đồng với công ty đối tác. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP/NĐ-CP
- Thông tư 32/2013/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán; trao đổi; tặng cho; cho vay; cho thuê; mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
Có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ?
Theo khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2013, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNH quy định cụ thể:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (gồm quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, ngoại tệ (đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực) là một hình thức của ngoại hối.
Như vậy, pháp luật hiện hành cấm ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Xem thêm Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Các giao dịch được phép sử dụng ngoại tệ
Theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, các giao dịch sau được phép sử dụng ngoại tệ:
- Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp;
- Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Trả lương cho người lao động nước ngoài;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
- Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
- Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
- Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh hàng miễn thuế;
- Kinh doanh đại lý vận tải;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
- Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
- Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu
- Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận: Các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí và các trường hợp cần thiết khác, sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp thì được phép sử dụng ngoại tệ.
Xử phạt khi vi phạm thanh toán bằng ngoại tệ
Nếu giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định nêu trên sẽ bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP).
Mức phạt tương tự đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có vi phạm
Về vấn đề thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong hợp đồng, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra 2 hướng:
- Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ. Trong trường hợp này nếu một hoặc các bên có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung;
- Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ; nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam thì không bị coi là vô hiệu toàn bộ.
Như vậy theo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ mà một bên hoặc các bên không thuộc trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ quy định tại Thông tư 32/2013/TT-NHNN, thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Tuy nhiên, nếu 2 bên ký kết hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ mà một bên hoặc các bên không thuộc trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN, nhưng sau đó hai bên lại thanh toán bằng đồng Việt Nam thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không coi hợp đồng đó là vô hiệu.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, mọi giao dịch được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam; trừ một số trường hợp cụ thể theo luật định. Do đó, các bên cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật để tránh những hậu quả ngoài ý muốn.
Hôm nay đọc gì?
- Có thể uỷ quyền sao kê tài khoản ngân hàng không?
- Hacker lừa tiền bằng tài khoản ngân hàng trùng tên bị xử lý như thế nào?
- Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như thế nào
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Kiều hối là ngoại hối do người có nguồn gốc dân tộc với một nước nhưng cư trú ở nước ngoài gửi về nước đó. Người gửi về nước ngoại hối được xem là kiều hối có thể có quốc tịch hoặc không mang quốc tịch nhưng phải có nguồn gốc dân tộc với nước tiếp nhận ngoại hối. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm nhiều loại như: tiền nước ngoài, các loại giấy tờ có giá trị như tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Hợp đồng vô hiệu là những Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự, nên Điều 407 BLDS 2015 có quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (các bên có quyền thoả thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định). Theo Luật Thương mại năm 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.