Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?

08/09/2022
Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?
378
Views

Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết. Một trong số đó có thể kể đến luật sư. Vậy Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Vụ việc dân sự bao gồm những loại nào?

Vụ việc dân sự bao gồm: vụ án dân sự và việc dân sự.

Trường hợp là vụ án dân sự khi:

  • Có tranh chấp giữa các bên;
  • Có hành vi khởi kiện ra Tòa án;
  • Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó.
  • Các bên không có tranh chấp với nhau;
  • Có đơn yêu cầu;
  • Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?

Căn cứ điều 9 về Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Theo đó, việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau:

1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

Do đó, hoàn toàn có thể thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này.

Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?
Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?

Lợi ích của việc thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong vụ việc dân sự

Luật sư là người được đào tạo, có chuyên môn, kỹ năng tham gia giải quyết các vụ việc dân sự trong lĩnh vực pháp luật, có hiểu biết sâu rộng sẽ giúp khách hàng giải quyết được tất cả các vướng mắc và các yêu cầu hợp pháp để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng;

Không phải tất cả các đương sự đều nắm rõ quy định của pháp luật, hoặc thậm chí, trong một số trường hợp, mặc dù nắm bắt rõ quy định của pháp luật nhưng chưa từng gặp tình huống này xảy ra trên thực tế, chưa có kinh nghiệm, không tìm được phương hướng giải quyết phù hợp nhất vì những người trong cuộc thường có xu hướng hoang mang, lo sợ, không sáng suốt khi tham gia giải quyết cho vụ việc của mình, luôn cần có một chủ thể khác để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Lúc này, việc có một Luật sư đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là hoàn toàn cần thiết;

Chi phí thuê Luật sư bảo vệ thấp nhưng luôn mang lại hiệu quả pháp lý cao;

Tiết kiệm được thời gian, công sức, thậm chí tiết kiệm được các khoản chi phí khác không đáng có, không cần thiết khi giải quyết vụ việc dân sự;

Những vụ việc dân sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết?

Căn cứ điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự thì theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Quy định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự thì :

Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vụ án dân sự?

Vụ án dân sự là khi các bên xảy ra tranh chấp đến mức không thể từ điều hòa, giải quyết được dẫn đến hành vi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền và Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó. Điều này có nghĩa là chỉ khi một tranh chấp thỏa mãn cả 3 yếu tố nêu trên thì mới trở thành vụ án dân sự. 
Quy trình, thủ tục giải quyết vụ án dân sự thường phức tạp hơn, tốn thời gian và tiền bạc hơn so với việc dân sự. Do đó, trước khi tiến hành cần xác định rõ thế nào là vụ án dân sự để có thể thực hiện việc khởi kiện một cách nhanh chóng và đúng pháp luật.

Vụ án dân sự và việc dân sự khác nhau như thế nào?

Từ những phân tích trên có thể thấy vụ án dân sự và việc dân sự có sự khác nhau cơ bản như sau: vụ án dân sự các bên sẽ có tranh chấp còn việc dân sự sẽ không có tranh chấp giữa các bên; đối với vụ án dân sự sẽ căn cứ trên hành vi khởi kiện ra Tòa án còn việc dân sự sẽ là hành vi nộp đơn yêu cầu.
Chính vì vụ án dân sự và việc dân sự khác nhau như vậy, nên quy trình, thủ tục giải quyết vụ án dân sự thường phức tạp hơn, tốn thời gian và tiền bạc hơn so với việc dân sự. 

Thủ tục mời luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi

Quy định hoạt động tham gia tố tụng của luật sư tại Điều 27 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012:
– Đương sự ký Giấy yêu cầu luật sư.
– Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư để làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa án, gồm:
+ Thẻ luật sư và
+ Giấy yêu cầu luật sư của khách hàng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.