Có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ không năm 2022?

19/10/2022
có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ
276
Views

Trong một số trường hợp nhất định, nhà nước sẽ hỗ trợ chi phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện theo quy định. Vậy Những phương tiện nào phải nộp phí bảo trì đường bộ? Trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ? Có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ không? Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ năm 2022 là bao nhiêu? Thời gian nộp phí phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ là bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Phí sử dụng đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước.

Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.

Lưu ý, cần phân biệt giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường để tránh nhầm lần. Phí cầu đường là một loại chi phí được thể hiện dưới dạng cước vé đường bộ mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường là phí mà Nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế, phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.

Những phương tiện nào phải nộp phí bảo trì đường bộ?

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC đã quy định về đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ như sau:

1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

Như vậy, tất cả xe ô tô đã đăng ký lưu hành đều phải đóng phí bảo trì đường bộ trừ các trường hợp được miễn theo quy định. Kể cả khi xe ô tô không tham gia giao thông nhưng đã đăng ký lưu hành cũng phải đóng phí này.

Trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định các trường hợp miễn phí sử dụng đường bộ như sau:

Miễn phí sử dụng đường bộ đối người nộp phí cho các phương tiện sau:

1. Xe cứu thương.

2. Xe chữa cháy.

3. Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ gồm:

a) Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).

b) Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ mà trên Giấy đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ lễ tang. Đơn vị phục vụ lễ tang phải có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động lễ tang (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại) gửi đơn vị đăng kiểm (khi đăng kiểm xe).

4. Xe chuyên đùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe và một số loại xe chuyên dùng khác mang biển số màu đỏ).

5. Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân bao gồm:

a) Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”.

b) Xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.

c) Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.

d) Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.

đ) Xe ô tô chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.

e) Xe ô tô đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe ô tô đặc chủng khác của Bộ Công an).

có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ
có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ

Có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định các trường hợp miễn phí sử dụng đường bộ nêu trên thì xe đi từ thiện cứu trợ không thuộc trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ. Do đó, xe đi từ thiện cứu trợ vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ như bình thường. Cụ thể mức đóng là bao nhiêu chúng tôi sẽ nêu rõ ở nội dung tiếp theo.

Thời gian nộp phí phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ là bao lâu?

Theo Điều 6 Thông tư 293, dựa vào phương thức đóng phí bảo trì đường bộ mà thời gian nộp phí bảo trì được quy định như sau:

* Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

– Ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

– Ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng) và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ đăng kiểm.

* Nộp phí theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 01/01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

* Nộp phí theo tháng

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng.

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo và được cấp Tem nộp phí tương ứng thời gian nộp.

Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ năm 2022 là bao nhiêu?

Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.

Số TTLoại phương tiện chịu phíMức thu (nghìn đồng)
1 tháng3 tháng6 tháng12 tháng18 tháng24 tháng30 tháng
1Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.1303907801.5602.2803.0003.660
2Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.1805401.0802.1603.1504.1505.070
3Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg2708101.6203.2404.7306.2207.600
4Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg3901.1702.3404.6806.8308.99010.970
5Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg5901.7703.5407.08010.34013.59016.600
6Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg7202.1604.3208.64012.61016.59020.260
7Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg1.0403.1206.24012.48018.22023.96029.270
8Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên1.4304.2908.58017.16025.05032.95040.240

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

– Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

– Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Có được miễn phí sử dụng đường bộ đối với xe đi từ thiện cứu trợ. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức từ thiện có được nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch không?

Tổ chức nếu có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Chậm nộp phí đường bộ có bị phạt không?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp phí đường bộ hết hạn thì chủ xe không bị xử phạt hành chính hay nhận các hình phạt bổ sung nào. Tuy nhiên, nếu không nộp chi phí này khi chủ phương tiện mang xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm xe sẽ tiến hành thu số phí bảo trì đường bộ chưa nộp trước đó.

Địa điểm nộp phí sử dụng đường bộ ở đâu?

Các trạm đăng kiểm xe cơ giới gần nhất: Đây là nơi các chủ phương tiện thường lựa chọn vì có thể nộp cùng với phí bảo trì.
Các trạm thu phí đường bộ trên quốc lộ: Người lái nên phân biệt với trạm thu phí cầu đường để tránh nhầm lẫn.
Các trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, quận/huyện gần nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.