Chúng ta biết rằng, một người phạm tội khi đi tù sẽ bị cách ly với xã hội bên ngoài. Do đó, việc liên lạc với người thân cũng sẽ gặp nhiều hạn chế. Vậy phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không? Hay là ” Có được gửi thư cho phạm nhân không?” đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Câu hỏi: Tôi có ông chú đang ở trong trại giam. Nay nhà tôi muốn gửi thư vào trại giam thì có được không? Mỗi tháng, phạm nhân có được phép gửi bao nhiêu lá thư cho người thân?. Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi với ạ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Phạm nhân được liên lạc với người thân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Thi hành án Hình sự 2019, quy định:
Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân; được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Cùng với Điều 54, cụ thể:
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần; mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại; và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
Theo đó, một tháng phạm nhân ở trong tù sẽ được gửi 02 lá thư. Bức thư trước khi gửi phải được kiểm tra, kiểm duyệt bởi Giám thị trại giam; Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Phạm nhân nhận và gửi thư như thế nào?
Căn cứ quy định tại Thông tư Thông tư 182/2019/TT-BQP :
1. Phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định tại; khoản 3 Điều 52 và khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra; kiểm duyệt thư phạm nhân gửi và nhận; nếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý; giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.
2. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật; thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân; có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận, gửi thư; cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
3. Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác; mà cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ phạm nhân; không giải quyết cho phạm nhân nhận, gửi thư; thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét thực hiện theo đề nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án; và thông báo cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Tại Điều 43 Luật thi hành án hình sự 2019 thì quy định như sau; Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
– Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân; và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ; phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
– Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
– Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm; thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam; thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình; thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam; nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm; thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Có được gửi thư cho phạm nhân không?
Theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BCA:
– Phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính; và khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra, kiểm duyệt thư; phạm nhân gửi và nhận ,nếu xét thấy nội dung không phù hợp; với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.
– Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ; phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật; thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân; có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận; gửi thư cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
– Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác; mà cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ phạm nhân; không giải quyết cho phạm nhân nhận, gửi thư thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân; xem xét thực hiện theo đề nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án; và thông báo cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Có được gửi thư cho phạm nhân không” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì làm thế nào?
- Lệ phí bổ sung tài sản trên đất
- Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận. ếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.
Trường hợp phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân bị giam riêng; phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng.