Chào Luật sư, Hơn 20 năm trước gia đình tôi chuyển vào Nam sống, gửi toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn cho vợ chồng người anh giữ giúp. Cuối năm ngoái, vợ chồng tôi có ý định về quê xây sửa lại nhà, rồi ở luôn ngoài đó, nên hỏi vợ chồng anh trai lấy lại nhà đất. Lúc này chúng tôi mới biết người chị dâu đã bán đi thửa ruộng hơn 540 m2. Sau khi tìm hiểu, tôi được biết UBND huyện đã cập nhập sang tên cho người khác từ năm 2002 mà không có ý kiến của vợ chồng tôi. Đến nhà người mua ruộng để hỏi thăm, tôi được biết họ đã bán lại cho người khác. Có đòi lại được ruộng bị chị dâu bán 20 năm trước? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Việc chị dâu của bạn bán đất không phải của mình cho người khác là có dấu hiệu của các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự.
Việc chị dâu của bạn bán đất không phải của mình cho người khác là có dấu hiệu của các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình; cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình; cá nhân thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại; dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Có đòi lại được ruộng bị chị dâu bán 20 năm trước?
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vợ chồng người chị dâu của bạn thực hiện hành vi bán đất từ năm 2002, tính đến nay khoảng 20 năm. Do đó để xác định chính xác còn thời hiệu xử lý hình sự hay không thì phải căn cứ vào giá trị thửa ruộng bị chiếm đoạt (xác định tính chất nghiêm trọng), thời gian cụ thể mà thửa ruộng bị bán. Còn nếu việc bán đất xảy ra quá 20 năm thì chắc chắn không còn thời hiệu xử lý hình sự cho dù hành vi của vợ chồng người chị dâu là “đặc biệt nghiêm trọng”.
Về lý, nếu còn thời hiệu, bạn có quyền tố cáo đến cơ quan công an. Tuy nhiên, về tình, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ anh em trong gia đình. Ông bà nên trao đổi với vợ chồng chị dâu, tìm cách giải quyết mọi việc hợp tình hợp lý.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định ra sao?
theo quy định, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức và nội dung. Trường hợp này, giao dịch mua bán đất của vợ chồng chị dâu với người mua khi không có ý kiến của vợ chồng bạn là đã vi phạm quy định pháp luật, nên hợp đồng này vô hiệu.
Do đó, bạn có thể khởi kiện vợ chồng chị dâu ra tòa để đòi lại đất hoặc đòi bồi thường. Theo Điều 155 Bộ luật Dân sự, luật không áp dụng thời hiệu tranh chấp về quyền sử dụng đất; đồng thời yêu cầu UBND cấp huyện, khắc phục sai phạm trong việc làm thủ tục sang tên, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn cho người khác không đúng quy định.
Để khởi kiện, vợ chồng bạn phải trích lục lại các giấy tờ làm tài liệu chứng cứ thể hiện là chủ miếng đất. Căn cứ vào đó, tòa sẽ đưa ra phán quyết đối với yêu cầu khởi kiện của bạn.
Mẫu đơn kiện đòi lại đất gồm những nội dung gì?
Mẫu đơn kiện đòi lại đất đai được hiểu là văn bản trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gửi tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho đương sự.
Một Mẫu đơn kiện đòi lại đất đúng chuẩn phải đảm bảo được các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện đòi lại đất
- Tên tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
- Tên, nơi cư trú và làm việc của người bị khởi kiện
- Tên, nơi cư trú của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là gì
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có đòi lại được ruộng bị chị dâu bán 20 năm trước?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản đang tranh chấp
Cần phải ghi một cách chi tiết, rõ ràng, chính xác các thông tin về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc khởi kiện đòi lại đất đai để tòa án có thể tiến hành giải quyết một cách triển để
Xác định chính xác các nội dung tranh chấp và những yêu cầu mà nguyên đơn mong muốn tòa án giải quyết liên quan đến việc đòi lại đất đai
Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai như sau:
– Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;