Hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, con người dễ dàng tiếp cận được thông tin, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu. Nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ thế nào là một trang web đen và hành vi truy cập chia sẻ trang web đen có vi phạm pháp luật không. Để hiểu rõ hơn về thắc mắc có bị xử lý vi phạm hành chính khi chia sẻ trang web đen không, hãy cùng Luật sư 247 theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Web đen là gì?
Hiện nay thuật ngữ trang web đen được nhắc đến rất nhiều và được hiểu theo những nghĩa khác nhàu. Web đen ở đây ta có thể hiểu là những trang web chứa những nội dung rùng rợn, độc hại, được lan truyền trên mạng internet mà phải dùng những công cụ đặc biệt mới truy cập được. Web đen cũng có thể được hiểu là trang web 18+ , là trang web xuất hiện các cảnh nóng, khỏa thân hoặc quan hệ tình dục mà chúng ta hay gọi đó là những trang web sex. Dark web là khái niệm chưa quá phổ biến tại Việt Nam vì Dark web phải dùng công cụ tìm kiếm đặc biệt . Bởi vậy cho nên khi nhắc đến trang web đen tại Việt Nam thì người ta thường nhắc đến những trang web 18+ hơn là Dark web.
Việc truy cập các trang web đen nhiều một cách thường xuyên sẽ rất dễ bị dính virut, ảnh hưởng lớn đến thông tin bảo mật của người dùng, đặc biệt nhiều người đã mất tài khoản FaceBook, Gmail, tài khoản ngân hàng chỉ vì tò mò truy cập vào trang Web đen.
Có bị xử lý vi phạm hành chính khi chia sẻ trang web đen không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng hoặc tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo đó, với hành vi chia sẻ trang web đen thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tạo ra các trang web đen có bị xử lý hình sự?
Tại Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, khi một cá nhân truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi truy cập các trang web 18+ là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi truy cập các trang web 18+ là 01 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Mua đất 2 tỷ có nên ghi 200 triệu để nộp thuế ít đi hay không?
- Fake biển số màu xanh bị phạt như thế nào?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Có bị xử lý vi phạm hành chính khi chia sẻ trang web đen không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh…. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 38/2021 đã quy định rất rõ các mức phạt như sau:
– Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào phim đã được phép phổ biến: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (khoản 3 Điều 6);
– Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng (khoản 4 Điều 8);
– Hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số: Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng (khoản 5 Điều 8);
– Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực: Phạt 20 – 30 triệu đồng (khoản 5 Điều 31).
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi sản xuất phim có chứa các nội dung khiêu dâm bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Thậm chí, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người sản xuất phim khiêu dâm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm