Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc có thành viên trong gia đình phạm tội là điều không mong muốn của bất kỳ ai. Khi phát hiện thành viên trong gia đình phạm tội; thì người thân trong gia đình phải đứng trước 02 sự lựa chọn tố giác hay không tố giác; phi tang chứng cứ hay không phi tang chứng cứ. Câu hỏi đặt ra là có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội? không.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Thông tư 34/2017/TT-BCA
- Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Khái niệm tội phạm theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về khái niệm tội phạm như sau:
– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Phân loại tội phạm theo quy định Bộ luật Hình sự
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội?
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về hành vi che giấu tội phạm như sau:
– Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
– Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy thông qua quy định này thì bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội. Câu trả lời cho câu hỏi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội như sau:
- Trong trường hợp không hứa hẹn trước mà vợ giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che dấu tội phạm; tuy nhiên nếu chồng bạn phạm các tội các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự thì hành vi che dấu tội phạm của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định về Tội che dấu tội phạm
Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:
– Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật hình sự, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
- Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
- Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
- Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
- Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
- Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
- Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
- Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
- Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.
– Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm
- Khi người nước ngoài bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự mấy lần?
- Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?
- Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền nào?
- Án ma túy tạm giam bao lâu thì xử?
Thông tin liên hệ Luatsu247
Trên đây là tư vấn của Luatsu247 về vấn đề “Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giúp chồng phi tang bằng chứng phạm tội?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chứng cứ trong vụ án hình sự là nội dung quan trọng và được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, việc xác định chứng cứ của vụ án hình sự thông thường do cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền thực hiện.
Chứng cứ là những gì có thật; được thu thập trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội; người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
– Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
– Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
– Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự
– Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.