Chuyển từ viên chức sang công chức cần điều kiện gì?

11/04/2022
Chuyển từ viên chức sang công chức cần điều kiện gì?
772
Views

Tôi đang là viên chức ban quản lý dự án, phụ trách mảng xây dựng được 7 năm; có bằng đại học kỹ sư xây dựng được 4 năm. Phòng Kinh tế hạ tầng đang có nhu cầu tuyển kỹ sư xây dựng (phù hợp với ngành nghề của tôi trong 7 năm) và muốn tiếp nhận theo Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có được không?

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Chuyển từ viên chức sang công chức cần điều kiện gì?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Công chức là gì?

Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Quy định về điều kiện tiếp nhận vào làm công chức

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì viên chức có đủ 5 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm thì được tiếp nhận vào làm công chức.

Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức ban hành thay thế cho Nghị định số 161/2018/NĐ-CP. Do đó điều kiện tiếp nhân công chức quy định tại Điều 18 cụ thể như sau:

Đối tượng tiếp nhận

Đối tượng được tiếp nhận làm công chức gồm:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Cán bộ, công chức cấp xã;

c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

đ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận viên chức thành công chức

Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các đối tượng nếu đáp ứng đủ điều kiện sau:

Điều kiện chung

a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Không thuộc các trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức

Các trường hợp sau không được đăng ký dự tuyển công chức:

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Điều kiện về thời gian công tác

– Người được tiếp nhận không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật

– Phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc viên chức) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp trên có được tiếp nhận làm công chức không?

Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định, khi tiếp nhận vào làm công chức có yêu cầu phải đủ 5 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.

Trong khi đó, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP nêu phải có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng

Do vậy, trường hợp Phòng Kinh tế hạ tầng muốn tiếp nhận bạn vào làm công chức thì cần đáp ứng Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức

Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức quy định như sau:

a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận; có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ; hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ.

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

d) Bản tự nhận xét; đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức; trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chuyển từ viên chức sang công chức cần điều kiện gì?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Viên chức là ai?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ?

Về đạo đức công vụ, cán bộ công chức không được làm các việc sau:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.