Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không? Cố tình chiếm giữ tiền của người chuyển nhầm hậu quả như thế nào? Cách xử lý khi chuyển tiền nhầm.
Ngày nay; với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì mọi người không còn giao dịch bằng tiền mặt nhiều nữa. Thay vào đó sẽ sử dụng dịch vụ chuyển tiền thông qua tài khoản ngân hàng để thuận tiện trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên; vẫn có một vài trường hợp bị nhầm lẫn trong quá trình chuyển khoản nên đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Mặc dù vậy nhưng mọi người đừng quá lo lắng trong trường hợp này; theo quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại số tiền đã chuyển nhầm tài khoản. Sau đây; Luật sư 247 sẽ hướng dẫn tư vấn cho bạn về nội dung “Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không?“
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không?
Chuyển tiền nhầm cho tài khoản cùng ngân hàng
Nếu tài khoản bạn chuyển nhầm cùng ngân hàng thì việc giải quyết khá là đơn giản.
- Liên hệ ngay với ngân hàng và báo về sự cố này. Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng; hoặc phòng giao dịch để làm giấy đề nghị ngân hàng hỗ trợ xử lý giao dịch chuyển nhầm.
- Cung cấp đầy đủ thông tin giao dịch. Các giấy tờ như căn cước công dân; thẻ ngân hàng; hóa đơn chuyển tiền; để ngân hàng rà soát giao dịch.
- Giao dịch viên sẽ tra cứu và xác minh lại lịch sử giao dịch của khách hàng.
- Nếu đúng là chuyển nhầm; ngân hàng sẽ tự động liên hệ lại với chủ tài khoản nhận tiền và yêu cầu trả lại số tiền đã được chuyển đó cho người gửi.
- Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra; và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại; thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.
Lưu ý: Nhiều khách hàng thắc mắc tại sao ngân hàng không hoàn lại luôn số tiền đó từ tài khoản nhận nhầm về cho người chuyển; mà phải liên hệ với họ làm gì cho mất thời gian. Thực tế điều này không được phép; vì như vậy là sẽ vi phạm đến quyền lợi cá nhân của chủ tài khoản. Đồng thời; để tránh trường hợp người chuyển tiền muốn trốn nợ hoặc muốn hủy lệnh thanh toán cho chủ tài khoản nhận nên đã dựng lên tình huống chuyển nhầm tiền này.
Chuyển tiền nhầm cho tài khoản khác ngân hàng
Nếu chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng thì sự việc có vẻ phức tạp hơn; phải có sự tham gia của rất nhiều các bên liên quan gồm: Người chuyển nhầm; ngân hàng chuyển tiền; ngân hàng nhận tiền và chủ tài khoản nhận tiền.
Quy trình giải quyết tình huống này như sau:
- Chủ tài khoản chuyển nhầm báo lại cho bên ngân hàng mình đã tiến hành giao dịch và thông tin về tài khoản đã chuyển tiền nhầm.
- Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đồng thời rà soát và kiểm tra lại lịch sử giao dịch của khách hàng đó.
- Ngân hàng chuyển tiền báo lại sự việc trên cho bên ngân hàng nhận tiền. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng chuyển tiền; bên ngân hàng nhận tiền sẽ tiến hành giải quyết trong vòng từ 3-5 ngày. Liên hệ với chủ tài khoản nhận nhầm để yêu cầu hoàn lại số tiền đã nhận.
- Ngân hàng nhận tiền sẽ bồi hoàn lại tiền cho ngân hàng chuyển; và gửi lại về tài khoản của khách hàng gửi tiền.
Có thể thấy; việc chuyển nhầm tài khoản là một trong những tình huống khách hàng nên chú ý để tránh mắc phải nhất; vì việc giải quyết rất tốn thời gian. Do vậy cách tốt nhất để tránh trường hợp này là khi chuyển khoản; bạn nên chú ý kiểm tra thật kỹ các thông tin số tài khoản của người nhận.
Cố tình chiếm giữ tiền của người chuyển nhầm có thể bị phạt tù cao nhất 5 năm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015; “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Do đó; nếu người nào nhận được tài sản của người khác mà không phải của mình nhưng cố tình chiếm giữ không trả lại cho người chuyển nhầm; thì có thể làm đơn trình báo gửi đến Công an cấp huyện nơi xảy ra sự việc để điều tra.
Người nào có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng; và tịch thu số tiền vi phạm theo quy định tại Điểm e Khoản 2 và Khoản 3 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 với mức xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền có thể bị truy cứu Trách nhiệm hình sự
Hành vi Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi; bổ sung năm 2017 thì người nào mà bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác; và giá trị của tài sản ấy là từ 2.000.000 đồng cho đến cưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể mức hình phạt có thể áp dụng đối với trường hợp; người có hành vi hack facebook sau đó lừa tiền của người khác là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm; hoặc là bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự hiện hành
Không trả lại tiền cho người chuyển nhầm có bị xử phạt không
Bị lừa tiền qua mạng xã hội thì phải làm thế nào?
Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo Điều 145 và khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự; thì người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn toàn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.
Theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
– Với các trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản; và người nhận tiền có thiện chí chuyển tiền lại thì thường sau 05 đến 70 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình.
– Trường hợp người nhận tiền cố tình không trả lại tiền; và buộc phải đưa sự việc ra Tòa án thì có thể mất vài tháng để có thể nhận lại được tiền của mình.
– Với các trường hợp chuyển tiền sai số tài khoản; sai tên người nhận thì thường cũng chỉ mất tối đa 07 ngày làm việc để ngân hàng tra soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.