Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất nền như thế nào?

24/12/2022
chuyen-nhuong-hop-dong-gop-von-mua-dat-nen
463
Views

Xin chào Luật sư. Hiện tại, tôi có dự định mua một lô đất nền và mảnh đất đó đang được chủ sở hữu mua với hình thức đóng tiền theo tiến độ, vậy tôi có cần lưu ý gì khi giao dịch không? Và thủ tục chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất nền như thế nào là đúng với quy định của pháp luật, mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và để lại câu hỏi cho Luật sư 247. Giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “chuyển nhượng hợp đồng mua đất nền” chúng tôi mời bạn đọc theo dõi bài viết “Chuyển nhượng hợp đồng mua đất nền”bài viết dưới đây là toàn bộ những nội dung pháp lý mà bạn đọc cần lưu ý khi chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất nền. Mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất nền

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất nền

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất được hiểu là chuyển phần vốn góp của mình khi góp vốn mua đất cho người khác. Các bên thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp bằng việc lập hợp đồng chuyển nhượng. Pháp luật không cấm việc tự do chuyển nhượng vốn góp, tuy nhiên việc góp vốn mua đất cần đáp ứng điều kiện riêng để giao dịch có hiệu lực. Cụ thể, để được công nhận là người sử dụng đất và có quyền với đất hợp pháp thì tất cả những người góp vốn mua đất phải cùng đứng trên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật đất đai quy định, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Do đó, người góp vốn, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ký vào hợp đồng này, sau đó công chứng hoặc chứng thực.

Trên thực tế, nhiều trường hợp người góp vốn không đứng tên trên Giấy chứng nhận mà chỉ có một người đứng tên nên việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn chỉ do các bên ký kết với nhau, không được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, người mua có thể gặp phải những rủi ro pháp lý đáng tiếc nếu như có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về phân chia lợi ích của mảnh đất,…

Ngoài ra, nhiều trường hợp mua đất dự án nhưng chủ đầu tư không lập hợp đồng chuyển nhượng mà lập hợp đồng góp vốn do chưa đủ điều kiện để mở bán bất động sản. Vì vậy, cần kiểm tra rõ về nội dung và điều kiện về hình thức của hợp đồng.

Có nên mua đất nền bằng hợp đồng góp vốn?

Hợp đồng góp vốn thực chất không xấu nhưng vì có nhiều doanh nghiệp lợi dụng trục lợi nên ngày càng “biến tướng”. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp uy tín, chủ đầu tư có năng lực thực sự thì hợp đồng góp vốn vẫn được xem là giải pháp đầu tư hấp dẫn. Chỉ nên ký hợp đồng góp vốn khi đã xác minh kỹ thông tin về chủ đầu tư lẫn dự án hoặc có thể thực hiện theo ba khuyến cáo sau đây:

  • Thứ nhất: trước khi đặt ký hợp đồng, nhà đầu tư nên yêu cầu chủ dự án trình bày hồ sơ của sản phẩm và thủ tục pháp lý. Quan trọng nhất là chủ đầu tư phải lường trước được tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với dự án và đưa ra giải pháp. Điều này nhằm mục đích vạch rõ lộ trình khách hàng sẽ trải qua trong suốt thời gian góp vốn, từ đó có sự cân nhắc và tỉnh táo trước lời chào mời hấp dẫn.
  • Thứ hai: nhà đầu tư không nên đặt kỳ vọng quá nhiều khi ký hợp đồng góp vốn. Hãy lưu ý rằng, nguyên tắc vàng khi đầu tư là lợi nhuận cao thường đi đôi với rủi ro lớn. Ông bà ta có câu: “tiền nào của đấy”, hàng rẻ thường có vấn đề gì đó bất lợi. Vì vậy, thấy sản phẩm càng hấp dẫn thì mức độ thận trọng càng cao.
  • Thứ ba: người góp vốn cần chủ động đàm phán các phụ lục và điều khoản bồi thường khi điều kiện bất khả kháng xảy ra đối với hợp đồng góp vốn. Thông thường không ai mong dự án mình đầu tư bị thất bại, đình trệ vì điều đó đồng nghĩa với thua lỗ. Tuy nhiên, chuẩn bị càng chu đáo cho tình huống thất bại lại chính là cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho suất đầu tư bằng hợp đồng góp vốn này.

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất nền có cần công chứng không?

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng này có thể được xác lập bằng hành vi, lời nói và văn bản, nhưng không phải dưới một hình thức nhất định.

Theo quy định của Luật Dân sự, chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất không bắt buộc phải có công chứng. Nhưng thực tế, trong hợp đồng góp vốn mua đất, mỗi bên góp giá trị rất lớn. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh chấp, bạn vẫn nên đi công chứng, chứng thực.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất nền

Giao dịch chuyển nhượng với người mua được xác lập dưới hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua, thì nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua. Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
    • a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
    • b) Đất không có tranh chấp
    • c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
    • d) Trong thời hạn sử dụng đất.
  • 2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
  • 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.Như vậy, chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất phân lô, bán nền không giống như việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Bạn được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ bồi thường thu hồi đất tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những giải đáp về vấn đề “chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất nền“. Để giải đáp những thắc mắc, vấn đề pháp lý, cơ sở pháp lý liên quan đến những vấn đề như dịch vụ soạn thảo mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh,… quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0833102102. Luật sư 247 với đội ngũ Luật sư, tư vấn pháp lý nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình chúng tôi sẽ giải đáp và làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Mời bạn đọc thêm:

Hợp đồng viết tay không công chứng có giá trị pháp lý hay không?

Theo điều kiện quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
…”
Nếu hợp đồng mua bán của không có công chứng hay có sự đồng ý của chủ đầu tư dự án thì hợp đồng không đáp ứng các điều kiện về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phải công chứng, chứng thực. Và hợp đồng đó là hợp đồng không có giá trị pháp lý.

Biên bản góp vốn mua đất có giá trị không? Có thể là điều kiện để đứng tên trên sổ đỏ không?

Thứ nhất, về giá trị pháp lý của biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất. Văn bản này không có giá trị pháp lý để có thể đứng tên trên sổ đỏ.Để được đứng tên trên Giấy chứng nhận thì cần tuân thủ điều kiện về hình thức, nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Là một bên chủ thể trong Hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng.
Thứ hai, về phương án để được đứng tên trên sổ đỏ. Có thể đề nghị ký lại hợp đồng chuyển nhượng một phẩn thửa đất cho bạn để tách sổ.Tuy nhiên việc tách thửa đất cũng cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai · Tư vấn luật

Comments are closed.