Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

23/12/2022
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử
214
Views

Trao đổi, mua bán hàng hoá là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống xã hội. Qua hoạt động mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Trước đây, hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hoá chỉ diễn ra bằng hình thức mua bán trực tiếp thì nay với việc phát triển công nghệ hiện đại hoạt động mua bán đã chuyển sang với nhiều hình thức đa dạng hơn, thuận tiện hơn với cả bên bán và bên mua – thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, với những ưu điểm thì cũng không tránh được những vấn đề như hàng hoá kém chất lượng, buôn bán hàng giả… gây thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này. Theo đó mà pháp luật đặt quy những quy định, chế tài vè vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Thương mại điện tử là gì?

Theo giải thích của WHO về thương mại điện tử là gì như sau:

Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Như vậy, thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Lợi ích của thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử đang ngày một phát triển bởi nhiều lợi ích mà nó mang đến. Vậy cụ thể, lợi ích của thương mại điện tử nó tác động thế nào đến người bán và người mua như sau:

Đối với người bán

Với người bán, thương mại điện tử tạo nên những lợi ích có thể thấy rõ ràng như:

– Giúp giảm chi phí vận hành: Thay vì việc phải thuê mặt bằng, nhân viên bán hàng, nhân viên giám sát, có kho hàng lớn thì một trang thương mại điện tử đã giúp người bán tiết kiệm được hầu hết các chi phí này.

Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

– Tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn: Nhờ có thương mại điện tử, thay vì người tiêu dùng phải đến trực tiếp cửa hàng để xem xét sản phẩm, dịch vụ thì hoàn toàn có thể tiếp cận sản phẩm, hàng hoá trên các trang thương mại điện tử.

Đối với người mua

Song song với những lợi ích dành cho người bán thì thương mại điện tử cũng mang đến nhiều lợi ích cho người mua. Có thể kể đến:

– Đặt mua sản phẩm dễ dàng hơn: Người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn và mua hàng ở bất cứ đâu chỉ cần có internet, thông qua máy tính, điện thoại… Đồng thời, người mua cũng có thể phân loại, so sánh, sắp xếp hàng hoá theo giá tiền, tính năng… và đặt mua chỉ bằng một cú click chuột.

– Giảm chi phí đi lại, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.

– Với việc show trực tiếp giá cả, thành phần… của hàng hoá, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử, người mua có nhiều lựa chọn hơn trong việc quyết định mua hay không mua loại hàng hoá, dịch vụ mà mình có nhu cầu.

Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực thi hành kể tự ngày 15/10/2020.

Một trong những điểm nổi bật của Nghị định là một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử (quy định từ Điều 62 đến Điều 66). Điển hình một số hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực thương mại điện tử như sau:

1. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 62):

– Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

– Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

– Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

– Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

– Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

– Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

– Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 62 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều 62 của Nghị định.

2. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cụ thể: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 63):

– Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;

– Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63; Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63 của Nghị định.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b và c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

– Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63.

3. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị áp dụng mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới (Điều 64).

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64; Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64 của Nghị định.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64 của Nghị định.

4. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như (Điều 65):

+ Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;

+ Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;

+ Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.

Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị định trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị định.

5. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 66):

– Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính;

– Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định; Đình chỉ hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định.

 Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 66 của Nghị định.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tư vấn về thủ tục ly hôn trực tuyến nhanh chóng… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là những ai?

Chủ thể của hoạt động trong thương mại điện tử được chia thành năm nhóm chính, đó chính là:
Nhóm người sử hữu website thương mại điện tử để bán hàng;
Nhóm cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
Nhóm người bán;
Nhóm là khách hàng và nhóm cung cấp hạ tầng.
Bên cạnh đó, còn có thể có sự tham gia của các chủ thể là cơ quan, tổ chức chứng thức, hoặc giám sát đảm bảo đảm an toàn trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử được áp dụng với những lĩnh vực nào?

Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa; và thương mại dịch vụ; các hoạt động truyền thống và các hoạt động mới . Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.

Hoạt động thương mại điện tử có những nhược điểm gì?

Chi phí khởi nghiệp của cổng thương mại điện tử rất cao.
Có nguy cơ thất bại cao
Thương mại điện tử có thể cảm thấy không cá nhân
An ninh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.