Trình độ văn hóa hay bằng cấp là một vấn đề qua trọng trong việc tuyển chọn nhân sự của mỗi công ty, doanh nghiệp hay các vị trí khác nhau trong bộ máy Nhà nước. Bên cạnh trình độ văn hóa thì vấn đề quyết định mức lương của người lao động còn theo phân cấp của mỗi đơn vị sử dụng lao động. Pháp luật quy định về ngạch lương của công chức, viên chức, vậy vấn đề chuyển ngạch viên chức từ cao đẳng lên đại học hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về ngạch lương như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật cán bộ công chức năm 2008: “ Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.”
Ngạch lương là tên gọi dùng để thể hiện thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty. Trong một ngạch lương thường được phân thành các mức lương chuẩn và các mức lương thâm niên.
Để được chuyển từ ngạch lương thấp lên cao thì cần phải trải qua kỳ thi nâng ngạch.
Chuyển ngạch viên chức từ cao đẳng lên đại học năm 2022 như thế nào?
Quy định chuyển ngạch lương từ cao đẳng lên đại học đối với công chức?
Công chức đã được tuyển dụng và xếp lương theo trình độ cao đẳng, nay đã học nâng cấp và có bằng tốt nghiệp đại học muốn được xếp lương theo bằng đại học thì phải tham gia kỳ thi nâng ngạch công chức và khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thì mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức phù hợp với vị trí yêu cầu trình độ đại học.
Tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để công chức thi nâng ngạch như sau:
“3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.”
Quy định chuyển ngạch lương từ cao đẳng lên đại học đối với viên chức?
Quy định chuyển ngạch lương từ cao đẳng lên đại học? Viên chức muốn thi nâng ngạch lương phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
– Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
– Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.
Khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thì viên chức mới thể chuyển ngạch lương.
Xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Việc xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV, cụ thể như sau:
– Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Viện kiểm sát nhân chỉ tuyển công chức nữ không quá 30 tuổi
- Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển ngạch viên chức từ cao đẳng lên đại học năm 2022 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về vấn đề xin mã số thuế cá nhân… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Ngạch viên chức được xác đinh là chức danh của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thể hiện cấp độ về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó: nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ; chuyển ngạch là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có cùng cấp độ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Câu trả ời là KHÔNG. Không phải mọi trường hợp viên chức chuyển sang công chức đều phải sát hạch mà chỉ khi chuyển sang công chức không giữ chức vụ, quyền hạn thì viên chức mới phải sát hạch.
Căn cứ quy định tại Thông tư 12/2012/TT-BNV thì viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
– Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực.
– Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.