Chứng thực là gì theo quy định của pháp luật hiện hành

15/09/2021
Chứng thực là gì
970
Views

Bên cạnh những thủ tục như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh…, thủ tục công chứng và thủ tục chứng thực cũng được rất nhiều người. Mọi người thường gọi chung chứng thực và công chứng đều là công chứng. Nhưng lại không biết rằng chúng là hai loại thủ tục hoàn toàn khác nhau. Khác với công chứng còn xem xét cả tính hợp pháp; chứng thực chỉ có tính xác minh là chủ yếu. Vậy chứng thực là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Con tôi đang chuẩn bị thi đại học. Và để chuẩn bị hồ sơ cho con thì tôi phải đi công chứng sổ học bạ của con. Nhưng khi tới văn phòng công chứng, họ nói tôi chỉ cần chứng thực học bạ; mà không cần công chứng. Tôi không biết chứng thực là gì và thực hiện như thế nào. Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Chứng thực là gì?

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng khái niệm chứng thực; mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.

Ta có thể thấy một điểm chung giữa những hình thức chứng thực kể trên. Đó là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, tính xác thực của đối tượng của công chứng là giống với bản gốc. Như trong chứng thực bản sao từ bản chính; ở đây là xác thực tính chính xác của bản sao là đúng với bản chính.

Trường hợp chứng thực chữ ký thì đó là việc xác thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được chứng thực chính là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; mà không phải bất kì cá nhân nào khác; không phải chữ ký giả.

Trường hợp chứng thực hợp đồng, giao dịch chính là sự xác minh, kiểm tra xem các nội dung của hợp đồng, giao dịch đó có thực hay không. Như hợp đồng có được lập tại đúng thời gian, địa điểm này hay không; các bên có tự nguyện giao kết hay không; chữ ký trên hợp đồng là của đúng hai bên hợp đồng hay không.

Vậy tóm lại, chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân; thông tin cá nhân; để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

Các loại chứng thực

Sau khi tìm hiểu chứng thực là gì thì cần quannhững loại văn bản nào được chứng thực. Căn cứ theo nội dung chứng thực có thể chia chứng thực thành 4 loại như sau theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc (hay còn gọi là chứng thực bản sao từ sổ gốc) là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc.
  • Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
  • Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ; văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác thực tính chính xác của các đối tượng được chứng thực; rằng chúng giống và đúng với bản chính. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, chúng sẽ được chứng thực. Các đối tượng thường được chứng thực chính là bản sao từ sổ gốc, chữ ký và các loại hợp đồng, giao dịch. Có thể nhiều người đã biết về chữ ký và hợp đồng giao dịch; nhưng bản sao từ sổ gốc ở đây là gì. Bản sao từ sổ gốc chính là các văn bản được chụp hoặc đánh máy từ sổ gốc; là những giấy tờ được các cơ quan có thẩm quyền lưu trữ, như sổ hộ tịch.

Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Các văn bản được chứng thực sẽ có những giá trị pháp lý khác nhau. Cụ thể:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc; và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó; và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký; hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Sau khi được chứng thực, tùy từng loại văn bản sẽ có những giá trị cụ thể. Nhưng nhìn chung, chúng đều có giá trị chứng minh cho những nội dung được chứng thực. Như hợp đồng, giao dịch được chính thực thì các nội dung của hợp đồng như thời gian; địa điểm sẽ có giá trị chứng minh, chứng cứ. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh là người yêu cầu chứng thực đã ký nó; từ đó xác định trách nhiệm của người ký. Còn đối với bản sao được cấp từ sổ gốc khi được chứng thực thì có giá trị sử dụng thay cho bản chính; khi thực hiện các thủ tục yêu cầu bản chính. Giống sinh viên nhập học thì có thể nộp học bạ đã được chứng thực trong hồ sơ nhập học để thay cho bản chính học bạ.

Mời bạn đọc xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được chứng thực di chúc ở văn phòng công chứng khác nơi cư trú không?

Câu trả lời là có. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Chứng thực hợp đồng liên quan đến bất động sản ở đâu?

Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Có thể thực hiện chứng thực ở đâu?

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Công chứng viên

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Chứng thực là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận