Khách hàng không trả tiền nợ có xử lý hình sự được hay không?

15/09/2021
Khách hàng không trả tiền nợ có xử lý hình sự được hay không
1107
Views

Xin chào Luật sư, tôi là người nông dân chăn nuôi nông sản. Vào tháng 6/2021 gia đình tôi có bán 4 tấn cá nước ngọt cho một người buôn với số tiền 120 triệu đồng. Sau khi bắt xong cá, người mua cá đã đưa cho chúng tôi trước số tiền là 50 triệu đồng; số còn lại nợ 10 ngày sau sẽ thanh toán và có ghi nợ vào quyển sổ tôi hay dùng ghi thu chi. Tuy nhiên đã quá hẹn bên họ vẫn chưa trả, hẹn qua ngày này tháng khác chưa trả tiền. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư làm thế nào thu hồi được tiền nợ, liệu người mua không trả nợ có bị xử lý hình sự không?

Cảm ơn bạn đã liên hệ chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản; thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền; thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

Như vậy trong quan hệ mua bán; bên mua khi đã nhận hàng phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền tương ứng với giá trị hàng hóa. Nếu có thỏa thuận về việc chậm thanh toán tiền mua hàng; thì ngay sau khi hết thời hạn thỏa thuận, bên mua phải thanh toán số tiền nợ.

Văn bản viết tay có hiệu lực pháp luật không?

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy hình thức của hợp đồng cũng là điều kiện để giao dịch có hiệu lực pháp luật.

Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Đối với hợp đồng mua bán tài sản là động sản không cần đăng ký quyền sở hữu; thì pháp luật không đưa ra quy định phải công chứng, chứng thực. Vì vậy đối với trường hợp này, mua bán cá thể bằng văn bản vẫn được chấp nhận mặc dù tính pháp lý không cao.

Khởi kiện vụ viêc dân sự ra Tòa án

Để tránh quá thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; mặc dù bên mua không trốn tránh trách nhiệm. Sự việc này là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án căn cứ Điều 26 Luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bạn có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện của nơi mà khách hàng sinh sống; và yêu cầu họ phải trả lại số tiền nợ trên.

Thi hành án buộc thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình; chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.

Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án dân sự

Điều 71 luật này quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành như sau:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án; kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Việc thực hiện cưỡng chế này phụ thuộc vào bên khách hàng có tài sản hay không để có thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu đã quá hạn thì theo như hợp đồng vay; ngoài khoản nợ và tiền lãi hàng tháng, phải trả thêm 1 khoản bồi thường vi phạm hơp đồng. Theo đó, bên mua và bên bán xác lập văn bản nợ tiền hàng còn lại là 70 triệu đồng.

Nếu hết thời hạn hợp đồng mà không trả nợ hay không gia hạn hợp đồng; thì người cho nợ có quyền khởi kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Phân biệt Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản

Để phân biệt một cách rõ ràng nhất là hành vi khách quan của hai tội.

Đối với lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản; làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Tức là người mua sử dụng thủ đoạn giam dối trước đó để nhằm có được tài sản.

Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì lại sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi đã nhận tài sản từ người khác. Việc nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp , ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích đươc cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nếu khách hàng nảy sinh ý định không trả tiền ngay trước khi mua hàng thì truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp này có biểu hiện của hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật làm người bán hàng giao tài sản cho người mua. Và người mua tiến hành chiếm đoạt, vậy hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nếu vay nợ có thỏa thuận trả lãi nhưng lại không quy định mức lãi suất thì tính thế nào?

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (20%)tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất mà các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay

Trong việc vay mượn tiền, pháp luật quy định mức lãi suất cho phép mà chủ nợ được thu là bao nhiêu?

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời