Chào Luật sư. Tôi đã có vợ con, tuy nhiên gần đây tôi có quan hệ ngoài luồng với một người phụ nữ và chúng tôi đã có với nhau 1 con chung. Hiện tại tôi muốn làm thủ tục chứng minh con ngoài giá thú để con của tôi được hưởng đầy đủ quyền lợi. Vậy, Luật sư tư vấn giúp tôi chứng minh con ngoài giá thú như thế nào, thủ tục ra sao. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Con ngoài giá thú là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).
Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.
Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).
Các trường hợp có thể xác định con ngoài giá thú
Các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm:
- Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn;
- Nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con;
- Con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.
Quyền lợi của con ngoài giá thú
- Quyền được xác định cha mẹ
Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2.Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Theo đó, việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.
- Hưởng các quyền lợi như đứa con bình thường khác
Sau khi được hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con thì con ngoài giá thú cũng sẽ có đầy đủ tất cả các quyền lợi của một người con bình thường như: Quyền cư trú, quyền hộ tịch, giám hộ, quyền tài sản, thừa kế…..
Chứng minh con ngoài giá thú như thế nào?
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con theo quy định sau đây và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
+ Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
+ Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật. Vì hiện nay có một số trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan nhưng thật chất người này không có quan hệ cha con giống như cam kết, dẫn đến nhiều tình trạng cha lợi dụng con để làm những công việc nặng nhọc, hoặc đi xin tại các thành phố, thiếu điều kiện chăm sóc, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những trường hợp như thế này chính là quy phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ nhận con ngoài giá thú
- Tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu.
- Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Thủ tục xác định con ngoài giá thú
- Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.
- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
- Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp trích lục; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.
- Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả cho công dân (các bên phải có mặt).
Mời bạn đọc xem thêm
- Mẫu đơn xin ly hôn mới năm 2022
- Có được ly hôn khi vợ đang mang thai?
- Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chứng minh con ngoài giá thú như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế. Bởi theo khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau với cha mẹ của mình
Con ngoài giá thú có bổn phận và nghĩa vụ phải yêu thương, chăm sóc cho cha, mẹ của mình. Phải tận tâm, hiếu thảo và phụng sự cho cha, mẹ
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Như vậy, hành vi có con ngoài giá thú có thể bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.