Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án

26/04/2023
Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án
408
Views

Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng. Trong quá trình xây dựng, ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư, dự án sẽ được thể hiện thông qua các báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra, khi tiến hành dự án đầu tư xây dựng thì cần thiết phải có một đội ngũ ban quản lý để kiểm tra, xem xét việc triển khai, thực hiện các dự án đó. Pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng đã ban hành các quy định cụ thể về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vậy ban quản lý dự án là gì? Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án như thế nào? Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích nhất.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020)

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

Cụ thể tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 49 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), các dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

– Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

– Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

– Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Dự án PPP;

+ Dự án sử dụng vốn khác.

– Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.

Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

– Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.

– Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

– Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ban quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong tổng thể một dự án đầu tư xây dựng, một chuyên ngành hay một khu vực nhất định theo sự phân công của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.

Ta có thể hiểu quản lý dự án chính là việc áp dụng các hoạt động và chức năng của quản lý vào suốt quá trình thực hiện các dự án khác nhau để đạt được những mục tiêu đề ra.

Trong việc quản lý dự án, ban Quản lý dự án có vai trò quan trọng và là một bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như sau:

– Lập kế hoạch

– Quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án.

– Những hoạt động liên quan khác.

Ban Quản lý dự án sẽ có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cũng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để áp dụng vào những hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án xây dựng đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó.

Theo Điều 63 Luật xây dựng năm 2014 thi ban quản lý dự án đầu tư sẽ phân thành các loại sau đây:

– Thứ nhất: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.

– Thứ hai :Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Trong đó, các ban quản lý nào cũng đều có các bộ phận cơ bản bao gồm:

+ Ban giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác.

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án
Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án

Chức năng của Ban quản lý dự án

Khi được thành lập, Ban Quản lý dự án sẽ phải đảm nhiệm các chức năng cụ thể như sau: Trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, quản lý, giám sát, thực hiện dự án và một số công việc khác cho chủ đầu tư.

Trên thực tế, ta thấy Ban Quản lý dự án sẽ đóng vai trò quản lý dự án từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án kết thúc, hoàn thành, dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Các hoạt động trên của Ban quản lý dự án xây dựng đều nhằm mực tiêu để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. Bên cạnh đó, chức năng nhiệm vụ ban quản lý dự án còn là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh và tính khả thi của dự án. Ta có thể kể ra các chức năng chính của Ban Quản lý dự án như sau:

– Ban Quản lý dự án có chức năng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư.

– Ban Quản lý dự án tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Ban Quản lý dự án phải tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan.

– Ban Quản lý dự án phải thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Ban Quản lý dự án nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

– Ban Quản lý dự án thực hiện hiện bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;

– Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Với tất cả các chức năng nếu trên, ta nhận thấy, Ban Quản lý dự án có chức năng chính là đóng vai trò giám sát, quản lý một cách trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đề ra đối với mỗi dự án xây dựng được đề ra trên thực tiễn.

Nhiệm vụ của ban quản lý dự án

Đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án cũng đều sẽ có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Ban Quản lý dự án phải tiến hành các Thủ tục về giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng  công trình.

– Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ dự án gồm: thiết kế, dự toán ngân sách, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt.

– Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Chuẩn bị hồ sơ để Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.

– Ban Quản lý dự án phải giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Ban Quản lý dự án phải quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.

– Ban Quản lý dự án thực hiện kiểm tra thi công về chất lượng, tiền độ, khối lượng công trình hoàn thành, khối lượng, chi phí phát sinh, thực hiện các thủ tục thanh toán, giải trình đối với các khối lượng phát sinh nhỏ, không có chứng từ hợp lệ.

– Ban Quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.

Theo nội dung nêu trên thì nhiệm vụ chính Ban quản lý dự án được thành lập để: Giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng và để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.

Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có những trách nhiệm cụ thể sau đây:

– Thứ nhất, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật xây dựng năm 2014, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng năm 2014.

– Thứ hai, bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật xây dựng năm 2014.

Hiện nay, nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Luật xây dựng 2014 như sau:

– Quản lý về phạm vi, kế hoạch, khối lượng công việc; quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng; quản lý tiến độ, gia hạn dự án đầu tư xây dựng;

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Quản lý an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng;

– Quản lý hệ thống thông tin công trình, hồ sơ quản lý dự án đầu tư xây dựng và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định về nội dung quản lý dự án đầu tư tại Điều 66 Luật Xây dựng.

Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều những phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng giúp việc quản lý có trình tự, hiệu quả, nhanh chóng, đầy đủ hơn.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề đổi tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của dự án đầu tư như thế nào?

Xuất phát từ khái niệm trên, chúng ta thấy được dự án đầu tư có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng
Bất kể là dự án đầu tư bạn xây dựng thuộc lĩnh vực nào, thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí ước tính như thế nào,…thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể. 
Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì người việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.
Thứ hai: Dự án đầu tư có thời gian tồn tại hữu hạn
Một dự án đầu tư khi xây dựng có thể là dự án ngắn hạn hay dài hạn. Và dù là thời gian thực hiện dài hay ngắn thì chúng đều hữu hạn. Cụ thể hơn:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Thứ ba: Dự án đầu tư có thể chuyển nhượng
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều:
– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?

hi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định Mục I Phần II Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và tư vấn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành sẽ bao gồm các khoản chi phí sau:
+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: sử dụng để xác định chi phí các công việc tư vấn trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và là cơ sở để xác định giá gói thầu tư vấn phù hợp với trình tự lập dự án đầu tư xây dựng. Giá hợp đồng tư vấn xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
+ Chi phí tư vấn đầu tư dự án: Là phí trả cho người trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác (mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp), thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế VAT.
Chi phí tư vấn được xác định theo cấp công trình theo quy định về phân cấp công trình xây dựng
Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng?

Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:
– Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án như:
Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
– Khảo sát đầu tư xây dựng trong đó bao gồm: Khảo sát sơ bộ phục vụ báo cáo đầu tư; Khảo sát cho tiết phục vụ lập thiết kế; Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu KSXD; Thực hiện khảo sát xây dựng; Khảo sát bổ sung (nếu có); Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
– Thi công công trình xây dựng
Chọn nhà thầu thi công, giám sát;
Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế;
Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Những trường hợp nào điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?

Theo khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm:
– Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
– Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
– Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
– Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt;
– Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.