Hiện nay việc đóng bảo hiểm xã hội đã được quy định cụ thể đến với từng đối tượng lao động khác nhau. Hầu như người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ khá sớm và có thể nhanh chóng hoàn thành thời gian quy định để được hưởng hưu trí. Tuy nhiên lại không đáp ứng quy định về tuổi nghỉ hưu do hiện tại tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam được quy định là 54 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Vậy chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm có được hưởng lương hưu không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đón đọc bài viết “Chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm có được hưởng lương hưu không?” dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Tổng quan về chế độ hưu trí hiện nay
Chế độ hưu trí là phúc lợi mà người lao động được hưởng sau khi thực đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm quy định và đạt tới độ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, khi đạt đến độ tuổi được quy định, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và gửi về cơ quan BHXH nơi người đó đang thực hiện đóng BHXH.
Khi nhắc đến chế độ hưu trí, người lao động cần nắm được các thông tin về độ tuổi nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu theo mức đóng BHXH. Tùy theo tình hình kinh tế xã hội, chính phủ sẽ liên tục đưa ra những chính sách mới cải cách theo từng năm để phù hợp hơn với người lao động.
Cập nhật thay đổi về chế độ hưu trí 2023
Năm 2023, chính sách hưu trí được cập nhật điều chỉnh một số nội dung quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động, mức hưởng lương hưu và mức đóng quỹ hưu trí của công chức, viên chức. Theo đó, những yếu tố này đều có xu hướng tăng theo lộ trình đã có trước và cập nhật phù hợp với mức lương cơ sở mới. Điều này tạo nhiều điều kiện cho người lao động tham gia lao động, sản xuất có các mức đóng bảo hiểm phù hợp.
Cập nhật thay đổi về tuổi nghỉ hưu của người lao động
Theo quy định của Điều 169 trong Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được điều chỉnh tăng dần cho đến khi nam giới đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ giới đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu, trong đó nam giới tăng thêm 03 tháng và nữ giới tăng thêm 04 tháng tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu vào năm 2023 sẽ là 60 tuổi 09 tháng đối với nam và 56 tuổi đối với nữ.
Thay đổi về lương hưu năm 2023
Năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước. Nội dung điều chỉnh bao gồm nâng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/07/2023.
Theo đó, những đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo sẽ được tăng 12,5% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, cùng với việc hỗ trợ thêm cho những người nghỉ hưu trước năm 1995 với mức hưởng thấp.
Trong năm 2022, lương hưu và trợ cấp BHXH của nhiều đối tượng vẫn được điều chỉnh tăng 7,4% dù mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên (theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP).
Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu từ ngày 01/07/2023
Theo Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu tối thiểu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải bằng mức lương cơ sở.
Lưu ý: quy định này không áp dụng với trường hợp người lao động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hoặc lao động nữ chuyên trách hoặc không chuyên trách tại địa phương đó và tham gia bảo hiểm xã hội tới khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH từ 15 đến dưới 20 năm.
Do đó, kể từ ngày 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, mức lương hưu tối thiểu hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng lên thành 1.800.000 đồng.
Thay đổi mức đóng quỹ hưu trí của cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức được đóng 8% tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Những người thuộc nhóm hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Kể từ ngày 01/7/2023, khi mức lương tối thiểu được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, thì mức đóng của cán bộ, công chức, viên chức cũng được tăng theo tương ứng.
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công thức để tính mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động là:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Tăng mức đóng vào quỹ hưu trí có nghĩa là mức lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức sẽ cao hơn và căn cứ vào mức đóng BHXH.
Chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm có được hưởng lương hưu không?
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Tuy nhiên nhiều người lao động vì lý do sức khỏe, cá nhân đã về hưu trước tuổi. Trong trường hợp này tùy vào đối tượng, thời điểm sẽ có mức hưởng lương hưu khác nhau.
Với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, có đủ số năm đóng BHXH để lĩnh lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, quyết định nghỉ việc sớm thì có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH, chờ đến khi đủ tuổi để lĩnh lương hưu. Trong trường hợp này, mức lương hưu sẽ không bị giảm trừ như trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Tại Khoản 1, Điều 51 Luật BHXH hiện hành quy định: Người lao động đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định của Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên”. Đối chiếu quy định nêu trên đến thời điểm hiện tại nếu bác là công nhân nam thì chưa đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu.
Trường hợp bạn không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, nhưng có nguyện vọng muốn nghỉ việc, thì có thể làm đơn xin nghỉ việc không lương và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mới giải quyết chế độ hưu trí.
Hoặc bạn cũng có thể nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu và yêu cầu hưởng BHXH một lần nếu thuộc trường hợp: Ra nước ngoài để định cư hoặc đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Về hưu sớm có được nhận đầy đủ lương hưu không?
Về hưu sớm là tình trạng người lao động muốn được về hưu trước độ tuổi quy định. Để được về hưu trước tuổi và nhận đầy đủ lương hưu theo mức đóng BHXH, người lao động cần đảm bảo thuộc một trong các trường hợp sau đây.
Những trường hợp được hưởng chế độ hưu trí bình thường khi nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm bao gồm:
- Người lao động được chứng nhận bị suy giảm khả năng lao động.
- Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Người lao động thực hiện các công việc ở vùng được quy định là đặc biệt khó khăn.
Ví dụ, đối với nam là đủ 55 tuổi 9 tháng và đối với nữ là đủ 51 tuổi.
Các đối tượng sau đây được áp dụng chính sách tuổi nghỉ hưu sớm tối đa 10 tuổi so với điều kiện bình thường:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, và người làm công tác cơ yếu như quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, và học viên quân đội, công an, công tác cơ yếu được hưởng sinh hoạt phí và đang theo học.
- Người lao động có từ 15 năm trở lên với công việc khai thác than trong hầm lò và tối đa thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định bình thường.
- Người vô tình nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế và hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 8, Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014.
Theo Khoản 3, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hàng tháng tối đa của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính bằng mức người nghỉ hưu đủ tuổi, nhưng sẽ giảm 2% với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ:
+ Dưới 06 tháng: Không giảm phần trăm lương hưu được hưởng.
+ Từ 06 tháng trở lên: Giảm 1% lương hưu được hưởng.
Mời bạn xem thêm
- Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không?
- Chồng chết vợ có được hưởng lương hưu của chồng?
- Nghỉ tai nạn hưởng lương như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm có được hưởng lương hưu không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hàng tháng tối đa của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính bằng mức người nghỉ hưu đủ tuổi, nhưng sẽ giảm 2% với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ:
+ Dưới 06 tháng: Không giảm phần trăm lương hưu được hưởng.
+ Từ 06 tháng trở lên: Giảm 1% lương hưu được hưởng.
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí với trường hợp này bao gồm các tài liệu sau:
– Sổ BHXH.
– Quyết định, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
– Biên bản giám định tỷ lệ mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận nhiễm HIV/AIDS xảy ra do tai nạn nghề nghiệp.
Nếu người lao động đã đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nói trên mà chưa đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết: Bảo lưu BHXH đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu hoặc lựa chọn nghỉ hưu sớm nếu đủ điều kiện.