Chào Luật sư, tôi có thắc mắc là không biết hiện nay việc phong tỏa tài khoản ngân hàng cá nhân được quy định như thế nào? Chủ thể nào được phép phong tỏa tài khoản ngân hàng cá nhân? Các bước tiến hành phong tỏa tài khoản cá nhân được quy định ra sao? Có phải tội phạm kinh tế thường sẽ bị phong tỏa tài khoản? Nếu người đó đã trốn sang nước ngoài thì có bị phong tỏa tài khoản hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự như thế nào?
Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự được quy định ra sao?
* Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
* Trường hợp bị phong tỏa tài sản:
– Đối với người bị buộc tội:
Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
(Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
– Đối với pháp nhân thương mại:
Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi nào?
Không phải trường hợp nào mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ được phong tỏa tài khoản của khách hàng mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng chỉ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khi có hành vi cần phải xác minh cần phải phong tỏa tài khoản để giải quyết sự việc thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách hàng khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền như bên cơ quan điều tra, tòa án và cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc bằng các nghiệp vụ khác thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót khi có yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ phong tỏa tài khoản khách hàng khi có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Thông thường thì khi bị phong tỏa tài khoản thì rơi vào các đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản khi có dấu hiệu sẽ thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận
Chủ thể nào được phép phong tỏa tài khoản ngân hàng cá nhân?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2019/TT-NHNN thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trong đó bao gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, …) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng các trường hợp sau:
– Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi Có ghi nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền;
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán;
– Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
Trong đó, việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành
Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biện pháp cưỡng chế.
Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Do vậy, chỉ những trường hợp đặc biệt thì công an huyện B hay cơ quan, nhà nước có thẩm quyền mới có thể yêu cầu chủ tài khoản tại các tổ chức tín dụng bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật để làm rõ, xác minh vụ việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Chủ thể nào được phép phong tỏa tài khoản ngân hàng cá nhân?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tách sổ đỏ đồng sở hữu, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng
- Hợp đồng mua bán đất có cần chữ ký của cả hai vợ chồng không ?
- Hợp đồng ủy quyền bán đất cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
(1) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(2) Tổ chức thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót;
(3) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về phát sinh tranh chấp tài khoản thanh toán chung.
khi có một trong các điều kiện:
– Khi kết thúc thời hạn phong tỏa;
– Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
– Tổ chức cung ứng dịch đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
– Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung về việc đã giải quyết được tranh chấp tài khoản thanh toán.
Tại Điều 76 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định, phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền của người phải thi hành án.
Theo đó, về bản chất, phong tỏa tài khoản là biện pháp nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.