Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất năm 2023

07/02/2023
Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất
189
Views

Nhằm thống nhất trị giá đất tại các địa phương, cơ quan nhà nước sẽ ban hành khung giá đất cụ thể dựa trên ví trí địa lý, loại đất,… trên địa bàn. Khi tiến hành các giao dịch liên quan đến đất đai, người dân lưu ý không được vượt quá mức tối đa của khung giá đất và phải trên mức giá đất tối thiểu theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến khung giá đất hiện nay. Một số độc giả băn khoăn không biết Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất là cơ quan nào? Nội dung khung giá đất được quy định ra sao? Quy trình thẩm định khung giá đất được thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khung giá đất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 113 Luật đất đai có thể hiểu:

Khung giá đất là một phạm vi giá được giới hạn bởi mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của một đơn vị đất trong một vùng kinh tế của nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp.

Khung giá đất được dùng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.

Đây là quy định chung nhất về giá trị quyền sử dụng đất do Chính phủ ban hành định kỳ 05 năm một lần, mang tính chất là bộ phận chính nhất để từ đó Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng Bảng giá cụ thể cho từng khu vực.

Khi có sự biến động giá trên thị trường bất động sản tăng từ 20% trở lên so với mức giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính phủ tiến hành điều chỉnh khung giá.

Nội dung khung giá đất được quy định ra sao?

Nội dung khung giá đất theo Điều 7 Nghị định 44/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:

– Quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:

Nhóm đất nông nghiệp:

  • Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Khung giá đất trồng cây lâu năm;
  • Khung giá đất rừng sản xuất;
  • Khung giá đất nuôi trồng thủy sản;
  • Khung giá đất làm muối.
Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất
Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất

Nhóm đất phi nông nghiệp:

  • Khung giá đất ở tại nông thôn;
  • Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
  • Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
  • Khung giá đất ở tại đô thị;
  • Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
  • Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.

– Khung giá đất được quy định theo các vùng kinh tế, loại đô thị sau đây:

  • Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Việc quy định khung giá đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
  • Các loại đô thị gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.

Việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị.

  • Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.
  • Giá đất trong khung giá đất, bảng giá đất đối với đất sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.

Đối với địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định thời hạn sử dụng đất để tính giá đất trong bảng giá đất khác với quy định tại khoản này thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất

Căn cứ khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013, giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

– Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Tùy từng trường hợp mà Sở Tài chính hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ban ngành để các định giá đất cụ thể.

– Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể (lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu).

– Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

– Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Hội đồng thẩm định giá gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.

Quy trình thẩm định khung giá đất được thực hiện như thế nào?

Việc xác định gia đất cụ thể được thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 16 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:

Trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể

  1. Trình tự thực hiện xác định giá đất cụ thể quy định tại Điều 15 của Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Xác định mục đích định giá đất cụ thể;
    b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất;
    c) Xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
    d) Thẩm định phương án giá đất;
    đ) Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
    e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất.
  2. Hồ sơ xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gồm có:
    a) Tờ trình về phương án giá đất;
    b) Dự thảo phương án giá đất;
    c) Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất;
    d) Văn bản thẩm định phương án giá đất.
  3. Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau:
    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
    b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chủ thể có thẩm quyền thẩm định khung giá đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn thoả thuận đặt cọc mua bán nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tính giá đất được quy định như thế nào?

Cách tính giá đất khi thực hiện mọi hoạt động, thủ tục liên quan tới đất đai cần đáp ứng các nguyên tắc sau đây:
Tính theo mục đích sử dụng đất ở thời điểm cần định giá và đảm bảo hợp pháp.
Tính theo thời hạn sử dụng của mỗi thửa đất.
Giá đất phải phù hợp với giá đất cùng mục đích sử dụng trên thị trường. Đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất thì giá phải tính theo giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc nguồn thu nhập từ quyền sử dụng đất.
Trong cùng thời điểm, giá các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và khả năng sinh lợi nhuận cao thì mức giá được tính như nhau. Kể cả thu nhập từ quyền sử dụng đất tương tự.

Phân loại khung giá đất theo các vùng kinh tế, loại đô thị như thế nào?

– Khung giá đất được quy định theo các vùng kinh tế, loại đô thị như sau:
+ Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Các loại đô thị gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
Việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị.

Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất được quy định ra sao?

Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất gồm:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn;
b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn;
c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;
d) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định;
đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.