Xin chào luật sư. Tôi kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm. Tuần trước UBND phường gửi thông báo về việc đi tập huấn phòng cháy chưa cháy nhưng do quên mất nên đã không đi. Nghe nhiều người nói là không đi tập huấn phòng cháy sau này có sự cố hỏa hoạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi như vậy có đúng không? Chủ hộ kinh doanh không tham gia tập huấn chữa cháy, có bị phạt? Hộ kinh doanh có bị kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Với tình trạng cháy, nổ xảy ra thường xuyên hiện nay thì yêu cầu về các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy càng phải được đảm bảo. Để hạn chế việc cháy nổ cũng như hạn chế tình trạng thiệt hại khi cháy nổ xảy ra, việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy với chính các cơ sở kinh doanh phải được đề cao. Nhiều chủ thể khi được yêu cầu tham gia tập huấn nhưng không tham gia. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật, nó còn tiềm ẩn nguy hiểm đến chính chủ thể kinh doanh và người dân xung quanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề trên? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Chủ hộ kinh doanh không tham gia tập huấn chữa cháy có bị phạt?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy với chủ hộ kinh doanh
Các hoạt động liên quan đến vấn đề phòng cháy, chưa cháy được quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy. Theo đó:
Đối tượng áp dụng việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
Theo Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định, đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) gồm:
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Các mặt hàng văn phòng phẩm đều là các sản phẩm dễ xảy ra cháy, nổ. Do đó, với quy định nói trên thì kinh doanh văn phòng phẩm thuộc đối tượng bắt buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC.
Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định trên như sau:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Với chủ hộ kinh doanh thì thời gian huấn luyện, bồi dưỡng như sau:
– Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ
– Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ
– Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ.
Không tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chưa cháy bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi không tham gia hoạt động PCCC khi được người có thẩm quyền yêu cầu bị thạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ điều tra, xem xét nguyên nhân, hậu quả, mức độ lỗi của người vi phạm để quyết định có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không đối với người vi phạm. Việc không tham gia tập huấn PCCC thì chỉ bị xử phạt hành chính như quy định nói trên chứ không phải là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự khi sự kiện cháy xảy ra.
Chủ hộ kinh doanh có bị kiểm tra phòng cháy, chưa cháy?
Theo Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó:
Đối tượng kiểm tra
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó hộ kinh doanh của bạn thuộc diện bị kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
Nội dung kiểm tra
Các nội dung về phòng cháy, chưa cháy được kiểm tra bảo gồm:
– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ kinh doanh theo quy định;
Hình thức kiểm tra
Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
+ Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tự kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng trong phạm vi quản lý của mình;
+ Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II Nghị định; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chủ hộ kinh doanh không tham gia tập huấn chữa cháy có bị phạt?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
Theo Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Người vi phạm còn bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với nạn nhân.
Chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong hộ thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.