Chào luật sư cho tôi hỏi thắc mắc về việc xác định tên thương mại, tôi đang là chủ một doanh nghiệp có tên thương mại riêng. Tôi muốn hỏi rằng chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bạn đọc về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại của chủ doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Tên thương mại là gì ?
Tên thương mại là tên gọi dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể này với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Tên thương mại có những yếu tố: Những ký tự có thể đọc được, thường là từ ngữ, có thể kèm theo chữ số. Tên thương mại còn bao gồm các thành phần mô tả và các thành phần phân biệt. Thành phần phân biệt có chứa đựng thông tin có chức năng mô tả loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh, mô tả lĩnh vực kinh doanh, mô tả xuất xứ địa lý của sản phẩm.
Tên thương mại còn có thể là tên của các cá nhân kinh doanh, tên đầu đủ của doanh nghiệp. Chủ kinh doanh còn sử dụng tên thương mại bằng tên giao dịch ngắn gọn.
Bảo hộ tên thương mại như thế nào ?
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ:
“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại phải chứa đựng thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. Tên thương mại không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Những nguyên tắc trong việc bảo hộ tên thương mại của chủ doanh nghiệp và tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
– Thương nhân phải có tên thương mại;
– Tên thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam;
– Tên thương mại phải được viết bằng tiếng Việt Nam, tên thương mại có thể được viết bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn;
– Tên thương mại phải được ghi trong các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân;
Các yếu tố của tên thương mại
Tên thương mại được bảo hộ theo các điều kiện sau:
- Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số với điều kiện phát âm được;
- Tên thương mại đó phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Một tên thương mại của chủ thể kinh doanh phải thỏa mãn các điều kiện trên mới được bảo hộ.
Những tên gọi sau đây không được bão hộ với danh nghĩa là tên thương mại:
- Tên gọi của cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hôi, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thế không liên quan đến hoạt động kinh doanh;
- Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;
- Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trưóc trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.
Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình?
Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.
Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau:
– Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo.
– Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- 7 thương hiệu Việt Nam đã hết “Việt”
- Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu? Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; tạm ngừng kinh doanh; Hợp pháp hóa lãnh sự…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.
– Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
– Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý; Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó; Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó.
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.