Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?

28/04/2022
Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
699
Views

Chào Luật sư, chồng tôi hiện đang ngoại tình. Mặc dù tôi đã hết sức khuyên ngăn, dùng đủ biện pháp nhưng anh ấy vẫn không hối lỗi. Tôi đã quá mệt mỏi và quyết định sẽ ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân kém hạnh phúc này. Tôi muốn hỏi tôi có được nhiều tài sản hơn hay được nuôi con khi ly hôn không? Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Một trong những vướng mắc được nhiều người đặt câu hỏi là: Chồng ngoại tình thì vợ có được chia nhiều tài sản hơn không? Vợ ngoại tình thì có được giành quyền nuôi con hay không?… để có thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 2014 nêu rõ; Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tòa án; cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

  • Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn; thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng; khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
  • Nếu vợ chồng có mâu thuẫn; tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận…

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó…

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thêm vào đó, Luật này cũng quy định tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Do đó, không phải lúc nào khi ly hôn tài sản chung vợ chồng cũng chia đôi mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác.

Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?

Về việc xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Về chia tài sản

Điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC; quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân; tài sản dẫn đến ly hôn. Ví dụ; nếu người chồng ngoại tình; không chung thủy thì tòa án phải xem xét yếu tố “lỗi” này khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền; lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Như vậy; việc ngoại tình dẫn tới ly hôn là một bất lợi trong việc phân chia tài sản khi ly hôn; người ngoại tình có thể sẽ bị chia tài sản theo tỷ lệ ít hơn; nếu có căn cứ ngoại tình.

Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?

Ngoại tình với người có gia đình bị xử lý như thế nào?

Tại Khoản 2, Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”

Tại Điểm c Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

…”

Theo đó có thể thấy người vi phạm ở đây bao gồm cả ngoài đã có gia đình và người có quan hệ qua lại với người đã có gia đình. Với những hành vi vi phạm nguyên tắc “Một vợ, một chồng” như trên, tùy vào mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 59, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;…..

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

Trách nhiệm hình sự

Như vậy, tùy mức độ vi phạm và hậu quả để lại của hành vi “ngoại tình” người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015; sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn ly hôn của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ngoại tình có bị xử lý hình sự hay không?

Theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, tội ngoại tình tức là tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc có thể bị phạt tù đến 3 năm. Cụ thể:
– Nếu hành vi ngoại tình khiến cho cuộc hôn nhân dẫn đến ly hôn, hoặc người thực hiện hành vi ngoại tình đã từng bị phạt hành chính thì họ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ từ 3 tháng – 1 năm.

Bằng chứng ngoại tình sẽ bao gồm những gì?

Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình, … cho thấy chồng/ vợ ngoại tình.
Cũng có thể sử dụng kết quả giám định xét nghiệm ADN người con riêng của chồng hay vợ. Chứng minh đứa bé không phải con của mình nhưng có một phần giọt máu của người chung chăn gối cũng đồng thời khẳng định rằng họ đã ngoại tình.

Khi nào ngoại tình bị xử lý hình sự?

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.