Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào?

23/04/2022
Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào
1105
Views

Tôi và chồng kết hôn với nhau, có đi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ tháng 8/2016 đến nay. Quá trình chung sông với nhau ban đầu rất hạnh phúc nhưng càng ngày, tôi càng thấy anh có những biểu hiện không đúng mực, nghiêm trọng hơn là thời gian gần đây (từ tháng 10/2019) tôi đã phát hiện anh có tình nhân bên ngoài và tôi đã có bằng chứng, tôi cảm thấy buồn và thấy rằng nên chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này. Trong quá trình chung sống, chúng tôi đã tạo lập được mảnh đất gắn liền với nhà đứng tên cả hai vợ chồng; ngoài ra không còn tài sản hoặc công nợ nào khác. Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Là việc vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không được như mong muốn. Để có thể ly hôn đơn phương; vợ/chồng cần chứng minh được cuộc sống hôn nhân đang lâm vào tình trạng trầm trọng.

Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào
Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương của Tòa án

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Theo đó, trong những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, nếu bị đơn là cá nhân (trường hợp này là chồng bạn), tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Song các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản; yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết những tranh chấp thuộc lĩnh vực đã nêu trên.

Riêng trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản; thì chỉ tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Người có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên; chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai; sinh con; hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, cha; mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng; vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần của họ.

Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào?

Trước hết; bạn và chồng bạn vào tháng 08/2016 đã đi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó đến nay, đây được xác định là thời kỳ hôn nhân của hai người được pháp luật công nhận. Do đó; tài sản được tạo lập trong thời gian này (hai vợ chồng có nhà ở gắn liền với đất đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nên theo các Điều 26; 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì đây là tài sản chung của hai vợ chồng bạn.

Tiếp đó; về căn cứ ly hôn thì theo như câu chuyện bạn chia sẻ; bạn có bằng chứng về việc chồng mình có hành vi ngoại tình nên theo quy định của pháp luật; bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án xin ly hôn đơn phương với căn cứ một bên đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng; khiến đời sống hôn nhân trầm trọng kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được …;

– Cuối cùng; với câu hỏi là chồng không chịu chia tài sản phải làm thế nào thì theo quy định của pháp luật; nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được về quan hệ tài sản khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét; giải quyết vấn đề tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi có bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì nếu chồng bạn không tự nguyện thi hành án thì bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc cho bạn.

Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào
Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào

Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn mới

Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong các vụ án ly hôn, người nộp đơn ly hôn (nguyên đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.

Trong trường hợp cả hai cùng yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm.

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án thì:

  • Đối với vụ án hôn nhân và gia đình, trong trường hợp ly hôn mà vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung thì chỉ phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
  • Trường hợp có tranh chấp về tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm thì vợ, chồng còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, cụ thể là:
STTGiá trị tài sảnMức án phí
1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
2Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
3Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
5Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chồng không chịu chia tài sản thì phải làm thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; lệ phí cấp phép xây dựng nhà ở ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Để giải quyết tranh chấp về hôn nhân sẽ mất bao nhiêu án phí?

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 VNĐ.
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì áp dụng theo mức thu khác nhau được quy định tại danh mục án phí ban hành kèm theo quyết định số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016

Chia tài sản sau ly hôn là gì?

Chia tài sản khi ly hôn là một quy định thủ tục bắt buộc mà hai bên vợ, chồng phải thực hiện khi kết thúc một quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản khi ly hôn thì hai bên vợ, chồng có thể tự thỏa thuận việc chia tài sản chung hay riêng tùy theo sự thỏa thuận của vợ, chồng và một số các nghĩa vụ tài chính khác. Hoặc hai bên vợ chồng không thể tự thỏa thuận chia tài sản thì sẽ yêu cầu lên Toà án phân chia theo quy định của pháp luật.

Chia tài sản sau ly hôn được quy định thế nào?

Tài sản sau ly hôn gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong và trước hôn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.