Chơi ván trượt trên đường có bị phạt không?
Xin chào Luật sư. Tôi có thấy nhiều trường hợp người chơi ván trượt trên đường. Tôi muốn biết hành vi này có bị pháp luật nghiêm cấm hay không? Nếu bị cấm thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về hành vi chơi ván trượt trên đường
Khoản 2 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;”
Như vậy, việc chơi ván trượt trên đường là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Nguyên nhân là do việc chơi ván trượt dễ gây tai nạn do người chơi khó dừng lại, tránh né. Đồng thời người chơi ván trượt trên đường còn làm ảnh hưởng tầm nhìn của người phía sau; làm giảm không gian di chuyển của người tham gia giao thông, dễ gây tắc đường.
Hành vi chơi ván trượt trên đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt.
Mức phạt đối với hành vi chơi ván trượt trên đường
Điểm b khoản 2 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;“
Như vậy, người chơi ván trượt trên đường sẽ bị phạt 150 nghìn đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, đa số người chơi ván trượt trên đường là các học sinh cấp 1, cấp 2 (thường dưới 16 tuổi) nên hành vi chơi ván trượt khó bị xử phạt tiền, thường chỉ là nhắc nhở.
Bởi Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định:
“Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.”
“Điều 135. Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;”
Do đó, đối với người chơi ván trượt trên đường từ 14 tuổi, dưới 16 tuổi chỉ cảnh cáo. Đối với người từ 16 tuổi, dưới 18 tuổi thì phạt tiền 75 nghìn đồng. Còn đối với người từ 18 tuổi thì phạt tiền 150 nghìn đồng (áp dụng điều 134: Nguyên tắc xử lí)
Có thể bạn quan tâm:
- Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Chống đối cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Chơi ván trượt trên đường có bị phạt không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 6 và Điểm b Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ, trong đó:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
Bên cạnh mức xử phạt với hành vi chơi ván trượt trên đường. Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.