Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao?

18/04/2022
Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao
764
Views

Chào Luật sư, hàng xóm tôi có nuôi chó. Tuy nhiên, họ lại thả rông chó thường xuyên. Con vật này rất hung dữ, luôn có ý định tấn công người và những vật nuôi khác. Hôm qua, nó còn gây thiệt hại khi cắn gà, vịt của nhà hàng xóm. Tôi cũng cảm thấy bất an vì nó hay sang nhà tôi. Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao? Nếu chủ từ chối trách nhiệm này thì sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bồi thường thiệt hại?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Phân loại

Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao

Điều kiện bồi thường thiệt hại

  • Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Có thiệt hại;
  • Có hành vi trái pháp luật;
  • Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra;
  • Người gây ra thiệt hại có lỗi.

Bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra theo pháp luật dân sự

Chủ sở hữu vật nuôi (súc vật), người chiếm hữu, sử dụng súc vậtngười thứ ba gây thiệt hại không trực tiếp bằng hành vi của mình mà lại thông qua hoạt động của súc vật và họ bị suy đoán là có lỗi trong quản lý hoạt động của chúng.

Bồi thường thiệt hại do vật nuôi (súc vật) gây ra là là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác.

Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao?

Trách nhiệm hành chính

Cụ thể, theo Điều 7 Nghị định 144/2021 của Chính phủ về vi phạm quy định trật tự công cộng; hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; để vật nuôi xâm lấn lòng đường; vỉa hè; nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị hay vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Trường hợp người chủ để vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức; cá nhân khác thì còn có thể bị phạt từ 1.000.0000- 2.000.000 triệu đồng.

Ngoài ra; theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 (sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020 của Chính phủ) chủ vật nuôi có thể bị xử phạt 1.000.000-2.000.000 triệu đồng nếu có hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó khi đưa ra nơi công cộng; không tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm. Thẩm quyền xử phạt thuộc UBND và Trưởng công an cấp xã; phường.

Trách nhiệm dân sự

Trong trường hợp vật nuôi thả rông tấn công, lây bệnh hoặc gây tai nạn cho người đi đường thì chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân. Cụ thể, vật nuôi gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác thì chủ phải bồi thường theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự tương đương với giá trị tài sản bị mất, bị hư hỏng và lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản này.

Trong trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe cho người khác thì chủ phải bồi thường các chi phí như cứu chữa, điều trị, tổn thất về tinh thần, thu nhập bị mất… cho nạn nhân theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự. Nếu dẫn đến chết người, chủ vật nuôi còn phải bồi thường thêm chi phí mai táng và cấp dưỡng cho bị hại theo khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự.

Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử lý ra sao

Mức bồi thường hiện nay được quy định ra sao?

Về mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, trường hợp các bên có tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không?

Từ xưa, người Việt đã biết “kị húy”, tức là không được phép gọi thẳng tên những người lớn tuổi hơn mà gọi bằng ngôi thứ, điều này biểu trưng cho nét văn hóa trong gia đình và cả giao tiếp ngoài xã hội. Tên riêng đối với một người là sự tự hào của chính họ do được ông bà, cha mẹ… đặt cho.

Ở một thời đại văn minh hơn, khi tự hào hoặc yêu quý ai đó, họ thường trang trọng đặt theo tên, họ người mình yêu quý như một sự trân trọng. Đó là văn hóa chung của nhân loại.

Khi danh tính của một người được kéo xuống đánh đồng tên gọi của súc vật, ám chỉ sự nguyền rủa của mình với người khác một cách công khai nơi công cộng, với văn hóa Việt, điều này không dừng lại ở sự nhục mạ mà còn xúc phạm nhân phẩm người khác. Hành vi đó đi ngược với văn hóa ứng xử của người Việt, đi ngược lại sự phát triển văn hóa.

Đây không đơn giản là lỗi trong ứng xử hay là sự lệch lạc trong nhận thức, mà người sai phạm đã cố ý chống lại văn hóa đạo đức, làm méo mó cộng đồng một cách có chủ đích, đi ngược lại sự văn minh.

Chính vì vậy, vấn đề này phải được cơ quan chức năng can thiệp. Nếu không nó sẽ trở thành một tiền lệ xấu.

Nếu chó cắn hàng xóm thì chủ có phải bồi thường?

Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015,

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Như vậy, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới.

Thậm chí, nếu chó cắn chết người thì chủ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chó thả rông gây ra tai nạn thì chủ bị xử ra sao?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, thành lập công ty, giải thể công ty trọn gói…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại mới nhất?

– Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.
– Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.
– Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
– Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
– Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.
– Cần tiêm phòng đầy đủ khi bị chó dại cắn.

Hành vi lấy tên người khác đặt cho vật nuôi, làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Cần ý thức trong việc quản lý vật nuôi ra sao để không gây ra thiệt hại?

Để hạn chế việc vật nuôi thả rông lây bệnh hoặc gây tai nạn giao thông, người chủ cần có ý thức hơn trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò, chó trên đường giao thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.