Cho; nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi là một việc hết sức nhân đạo; nhằm tạo điều kiện; đem ại lợi ích cho cả người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Nhưng trên thực tế; nhiều đối tượng lại lợi dụng việc đó để trục lợi cá nhân. Và điều người dân quan tâm nhất là cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi bị xử lý như nào? Đó cũng là câu hỏi của chị Hoàng T gửi về cho Luật sư X:
Chào Luật sư! Tôi là Hoàng T sống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); hôm đang rút tiền tại gần trường Bách Khoa có một bé gái tầm 06 tuổi đến xin tiền tôi và nói rằng nếu không xin được tiền thì bị mẹ đánh và người mẹ đó là mẹ nuôi. Tôi rất thương cháu và thật sự muốn giúp đỡ cháu. Xin hỏi luật sư cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi bị xử lý như nào? Tôi xin cảm ơn!
Sau đây; Luật sư x sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi bị xử lý như nào?
Xử lý hành chính
Phạt tiền
Nhận con nuôi để trục lợi bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; cụ thể:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Mua chuộc; ép buộc; đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
- Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
- Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
Như vậy; hành vi lợi dụng việc cho; nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi sẽ bị xử phạt theo quy định với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên thực tế; không chỉ các cá nhân mà hiện nay nhiều đường dây bao gồm nhiều người đã lợi dụng việc nhân đạo này để trục lợi; ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của trẻ em. Vì vậy; theo tác giả; mức phạt này chưa đủ sức răn đe.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Theo quy định tại điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt tiền; chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; cụ thể:
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét; xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa; sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản; các điểm b và c khoản 3 Điều này;
=> Như vậy; việc cho; nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi trục lợi đó.
Có thể bị xử lý hình sự
Hành vi nhận con nuôi để trục lợi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm được mô tả theo từng tội danh được đưa ra trong Bộ luật Hình sự (BLHS).
Ví dụ: Nếu lợi dụng việc nhận con nuôi để thực hiện hành vi mua bán người; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 151 BLHS 2015:
Khung phạt thứ nhất
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao; nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục; cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi trên.
Khung phạt thứ hai
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
- Đối với từ 02 người đến 05 người;
- Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Khung phạt thứ ba
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
- Đối với 06 người trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
=> Nhận con nuôi để thực hiện việc mua bán người sẽ phải chịu hình phạt chính là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Nếu hành vi này thỏa mãn các miêu tả khác nặng hơn (thuộc khoản 3) thì sẽ phải chịu mức hình phạt tương ứng với khoản đó.
Những người nào không được nhận con nuôi?
Theo quy định những người sau không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng; sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi
- Hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Có thể bạn quan tâm:
- Người Việt Nam có được nhận người nước ngoài làm con nuôi?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Thủ tục xin nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi bị xử lý như nào? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký hộ kinh doanh, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Khi giải quyết việc nuôi con nuôi; cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
– Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi; và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng; không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Tại điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm, không có quy định cấm việc nhận nhiều con nuôi cùng một lúc. Do vậy, đối với việc nhận nuôi con nuôi trong nước, chỉ cần đáp ứng điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi; tiến hành đúng các thủ tục theo quy định là được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Mặc dù pháp luật Việt Nam không cấm những người đồng tính sống chung; song cũng chưa có bất kỳ quy định nào công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là hợp pháp. Vì thế về mặt pháp lý; cặp đôi đồng tính vẫn chưa là vợ chồng cho nên không đáp ứng điều kiện để được quyền nhận con nuôi. Tuy nhiên; một trong hai người có thể làm thủ tục nhận con nuôi trong trường hợp là người độc thân.