Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì?

05/10/2022
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình la gì
460
Views

Chiếm hữu là một loại quyền được quy định trong bộ luật dân sự 2015. Khi có quyền chiếm hữu, chủ sở hữu sẽ phát sinh thêm những quyền sử dụng, định đoạt với tài sản đó. Ngoài chiếm hữu hợp pháp thì cũng có những trường hợp chiếm hữu bất hợp pháp. Vậy chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì? Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Khái quát chung về chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì?

Theo Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại Điều 180 với nội dung cụ thể như sau:

“Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

Chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 189 theo đó: Các chủ thể là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”. Hiện nay, tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2005 lại thay đổi theo hướng như sau: chiếm hữu ngay tình là việc các chủ thể chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

So với Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi hẳn. Cụ thể, thay vì người chiếm hữu phải chứng minh mình không biết và không thể biết rằng việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình thì tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ đưa ra yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Như vậy, ta nhận thấy, chiếm hữu ngay tình là việc các cá nhân hay tổ chức chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh”.

Ta nhận thấy, tại điều luật chỉ có suy đoán một người chiếm hữu là chiếm hữu ngay tình. Quy định được nêu trên đã cho thấy người đang nắm giữ, chi phối tài sản chưa đủ để suy đoán là ngay tình, vì để hưởng sự suy đoán này, người đang nắm giữ, chi phối phải còn chứng minh thêm rằng họ nắm giữ, chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản thì mới được coi là người chiếm hữu đối với tài sản đó.

Như vậy, chúng ta thấy điều mà pháp luật suy đoán không phải là các chủ thể cứ cầm giữ, chi phối đối với tài sản thì được suy đoán là người chiếm hữu tài sản đó. Pháp luật chỉ đưa ra suy đoán về sự ngay tình sau khi người liên quan hội đủ điều kiện là người chiếm hữu. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, các chủ thể là người đang nắm giữ, chi phối tài sản có nghĩa vụ chứng minh mình có đủ tư cách của người chiếm hữu còn người có tranh chấp với họ có nghĩa vụ chứng minh sự không ngay tình theo quy định của pháp luật.

Quyền của người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình

Người chiếm hữu ngay tình có những quyền cơ bản sau đây:

– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản …)

– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.

– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để bảo quản và tăng giá trị cho tài sản.

Một số đặc điểm của chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình

Chiếm hữu ngay tình có những đặc điểm cơ bản như sau:

– Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.

– Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. Còn đối với trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì các chủ thể là chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

– Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Còn trong trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba theo quy định pháp luật sẽ bị vô hiệu, trừ các trường hợp khi mà người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định của Toà án bị hủy, sửa.

– Đối với nguyên vật liệu được chiếm hữu mà đã tạo ra sản phẩm khác thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm đó.

– Khi sử dụng nguyên vật liệu của người khác và các cá nhân, tổ chức ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu đó.

– Đối với trường hợp các chủ thể là người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu được pháp luật quy định có quyền yêu cầu giao lại vật mới. Nếu có nhiều chủ sở hữu đối với nguyên vật liệu thì những người này sẽ là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình sẽ có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu mà không có căn cứ pháp luật

Các chủ thể là người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản thì pháp luật quy định các chủ thể này sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đối với tài sản.

Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình la gì
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình la gì

Phân biệt chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

iêu chíChiếm hữu ngay tìnhChiếm hữu không ngay tình
Căn cứ pháp lýĐiều 180Điều 181
Căn cứ niềm tinCó niềm tin và căn cứ pháp luật để tin rằng mình có quyền sở hữu đói với tài sản được chiếm hữuKhông biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.Biết rằng mình chiếm hữu không ngay tình/ hoặc đáng ra phải biết.
Chế độ pháp lýTrở thành chủ của tài sản đang chiếm hữuCó quyền khai thác tài sản đang chiếm hữu đóKhông được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp.
Hậu quả pháp líNgười chiêm hữu có thể trở thành chủ sở hữu:Đối với bất động sản: trong vòng 30 năm (Điều 236)Đối với động sản: trong vòng 10 năm (Điều 236)Người chiếm hữu sẽ phải:buộc chấm dứt việc chiếm hữu thực tế trả lại cho chủ sở hữubồi thường nếu có thiệt hại xảy ra(theo Điều 579 và Khoản 1 Điều 581)
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì

Ý nghĩa pháp lý

Việc xác định chiếm hữu là ngay tình hay không có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở pháp lý cho việc:

– Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đang bị chiếm hữu trên thực tế.

– Bảo vệ người ngay tình trong việc chiếm hữu tài sản.

– Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu thực sự của tài sản. 

Khi xác định được việc chiếm hữu là ngay tình hay không ngay tình thì bước tiếp theo đó có thể dễ dàng xác định được quyền của người đang chiếm hữu với tài sản chiếm hữu. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn ly hôn; thủ tục đăng kí kết hôn;  Thuê dịch vụ thám tử; ly hôn đơn phương nhanh mất bao nhiêu tiền hoặc muốn sử dụng dịch vụ chia tài sản sau ly hôn của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ hotline 0833102102 để được tiếp nhận

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả của chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là gì?

Người chiêm hữu có thể trở thành chủ sở hữu:
Đối với bất động sản: trong vòng 30 năm (Điều 236)
Đối với động sản: trong vòng 10 năm (Điều 236)

Quyền của người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình?

Người chiếm hữu ngay tình có những quyền cơ bản sau đây:
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản …)
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để bảo quản và tăng giá trị cho tài sản.

Tình trạng suy đoán với chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình?

Ngay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu theo tình trạng suy đoán được quy định tại khoản 1 Điều 184 581 Bộ luật dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.