Quy định pháp luật ủy quyền tài sản như thế nào?

20/09/2022
Quy định pháp luật ủy quyền tài sản
507
Views

Ủy quyền là một trong những hình thức đại diện được pháp luật quy định. Theo quy định, ủy quyền phải bằng văn bản. Vậy quy định pháp luật ủy quyền tài sản như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm về việc ủy quyền quản lý tài sản như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

Hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

  • Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
  • Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Ai có thể quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú?

Căn cứ theo Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

“Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”.

Quy định pháp luật ủy quyền tài sản
Quy định pháp luật ủy quyền tài sản

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú?

Theo Điều 66 và Điều 67 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản như sau:

“Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.”

Người vắng mặt tại nơi cư trú nhiều năm thì giải quyết như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

“Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc tuyên bố một người đã chết như sau:

“Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”

Nếu sau khoản thời gian 02 năm vẫn không có tín tức xác thực anh bạn còn sống hay chết thì tòa án sẽ tuyên bố mất tích với anh bạn. Sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì Tòa án sẽ ra quyêt định tuyên bố anh bạn đã chết.

Đối với tài sản anh bạn để lại thì căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

“Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về: “Quy định pháp luật ủy quyền tài sản“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập cty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục xin giấy phép bay Flycam, lệ phí đăng ký lại khai sinh…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Tổ chức quản lý quỹ có thể ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản đối với tài sản của khách hàng ủy thác đầu tư tại nước ngoài hay không?

Khoản 3 Điều 12 Thông tư 99/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của công ty quản lý quỹ trong hoạt động ủy quyền như sau:
– Trước khi ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của bên nhận ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải thẩm định và lập biên bản đánh giá năng lực và cơ sở vật chất, bảo đảm bên nhận ủy quyền có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện các hoạt động được ủy quyền;
– Ký hợp đồng ủy quyền với bên nhận ủy quyền.;
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động đã Ủy quyền được thực hiện thận trọng, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của công ty và của khách hàng ủy thác.
– Công ty quản lý quỹ được sử dụng tư vấn độc lập, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp khác để thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm này.
– Định kỳ hằng tháng, công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động đã ủy quyền;
– Duy trì nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để giám sát, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động đã ủy quyền;
– Thiết lập hệ thống, xây dựng quy trình bảo đảm tại mọi thời điểm công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tiếp cận các thông tin cần thiết để kiểm tra, giám sát các hoạt động ủy quyền, đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ hoạt động ủy quyền;
– Việc ủy quyền không làm giảm trách nhiệm hoặc thay đổi trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với khách hàng ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chính và pháp lý phát sinh từ việc ủy quyền, trừ các nghĩa vụ pháp lý, các khoản phí, giá dịch vụ mà khách hàng trực tiếp thỏa thuận, thanh toán cho bên nhận ủy quyền trên cơ sở hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng giám sát, hợp đồng lưu ký, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính liên tục đối với các hoạt động đã ủy quyền, không gián đoạn và gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và dịch vụ cung cấp cho khách hàng ủy thác;
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho bên nhận ủy quyền để thực thi đầy đủ, kịp thời các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động ủy quyền;
– Lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ thị, yêu cầu, văn bản gửi cho bên nhận ủy quyền để thực hiện các hoạt động ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, biên bản đánh giá năng lực và cơ sở vật chất. Các tài liệu này phải được cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu;
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với bên nhận ủy quyền đối với các hoạt động ủy quyền là tổ chức nước ngoài, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ủy quyền này và gửi kèm theo các tài liệu xác nhận bên nhận ủy quyền.
Như vậy, trong trường hợp không thể thực hiện tư vấn, quản lý tài sản đối với tài sản của khách hàng ủy thác đầu tư tại nước ngoài thì công ty quản lý quỹ có thể ủy quyền cho tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn để thực hiện các công việc trên.

Phạm vi ủy quyền được quy định như thế nào?

– Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.