Chiếm giữ tài sản của người khác có bị xử phạt không?

21/10/2021
713
Views

Xin chào Luật sư, gia đình tôi có một chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Hàng ngày chúng tôi sử dụng chiếc xe này là phương tiện chính để kiếm sống. Mấy hôm trước, tôi có thất lạc mất xe có người đã giữ được. Người giữ xe của tôi xăm trổ đầy mình và nhìn rất khó tính. Tôi có đến xin lại xe của mình thì cậu ấy nhất quyết không trả và nhận đó là xe của mình. Tôi muốn hỏi hành vi của người đó có phải là chiếm giữ tài sản không? Nếu phải thì cậu ấy sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Chiếm giữ tài sản trái phép đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này rất ít khi bị tố cáo do người bị hại thường bị đe dọa, tâm lý sợ hãi. Để làm rõ hơn về tội này, Luật sư 247 xin giải đáp như sau:

Khái niệm chiếm giữ trái phép tài sản?

Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được…; mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên, bị đánh rơi… Còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…

Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản?

Dấu hiệu về khách thể của tội phạm :

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản; không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu; đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản; đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi: Đối tượng có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật; hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho phía chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp; hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.

Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là tài sản bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được. Tuy nhiên, nếu là tài sản bình thường không phải là cổ vật, vật có giá trị lịch sử; văn hoá thì phải có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên thì mới cấu thành tội phạm này.

Nếu tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá thì không cần phải có giá trị từ 50.000.000 đồng vẫn bị coi là tội phạm.

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm:

Tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác; và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Hình phạt đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản?

Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm; hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Mức hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Trường hợp có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản được nêu ở mặt khách quan sẽ có mức hình phạt là xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng cho đến 02 năm.

Phạt tù trong thời gian từ 01 năm lến đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản trái phép có giá trị từ 200.000.000 triệu đồng trở lên; hoặc là cổ vật, vật có giá trị lịch sử – văn hóa mang giá trị đặc biệt.

Như vậy, Trong trường hợp này, hành vi không trả lại xe cho chủ sở hữu phạm vào tội chiếm giữ tráp phép tài sản của người khác. Thì phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự theo quy định này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chiếm giữ tài sản của người khác có bị xử phạt không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chuyển nhầm tiền sang tài khoản của người khác nhưng không được trả lại thì xử lý như thế nào?

Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền đã chuyển nhầm.
Chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm mặc dù đã nhận được yêu cầu chuyển tiền trả mà vẫn không tiến hành hoàn trả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý chiếm giữ trái phép tài sản dựa theo Điều 176, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thế nào là giấy tờ có giá theo quy định?

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận