Việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khá rắc rối và phức tạp nhất là khi xác định phần nào sẽ được chia cho người hưởng di sản, việc phân chia di sản sẽ ảnh hưởng đến phần thừa kế được hưởng và nghĩa vụ kèm theo nếu có. Vậy chia tài sản như thế nào khi thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về đất cấp cho hộ gia đình
Theo khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 Nhà nước sẽ có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, khi đó để được xác định tư cách thành viên trong hộ gia đình và có chung quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì các thành viên của hộ cần thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại…) quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi);
- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Ví dụ: cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập…
Trên thực tế hiện nay, việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng cấp đất cho hộ gia đình thông thường sẽ được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước cấp đất.
Xác định di sản khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
* Điều kiện để Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
Căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất (thời điểm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế,…).
Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…
Cần lưu ý rằng, trên thực tế để xác định cùng nhau đóng góp, tạo lập khá phức tạp, trong nhiều trường hợp không thể xác định được; hướng giải quyết trên thực tế khi đó phụ thuộc vào Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình (Sổ đỏ, Sổ hồng có dòng chữ “hộ ông” hoặc “hộ bà”). Xảy ra thực tế này vì trước đây có nhiều địa phương cấp Giấy chứng nhận cho “hộ ông”, “hộ bà” mà không cần đáp ứng đủ điều kiện trên.
* Xác định di sản để chia thừa kế
– Ý nghĩa xác định di sản: Xác định di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của gia đình sử dụng đất rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Hay nói cách khác, xác định di sản để chia thừa kế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần được hưởng là bao nhiêu và phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng (nếu có).
– Cách xác định: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ khó dễ khi xác định là khác nhau. Để xác định chính xác phải dựa vào 03 căn cứ trên.
Sau khi xác định di sản thừa kế cần xem người để lại di sản có di chúc hay không, nếu có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu không sẽ chia theo pháp luật hoặc vừa chia theo di chúc, vừa chia theo pháp luật khi một phần di chúc không hợp pháp hoặc không định đoạt hết phần di sản là quyền sử dụng đất.
Chia tài sản như thế nào khi thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình?
Để chia thừa kế đất hộ gia đình phải xác định phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Để xác định phần quyền này phải thực hiện thủ tục tách thửa đất. Có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình thống nhất tách thửa
Theo quy định điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần:
Nếu các thành viên còn muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình và đồng ý tách thửa đất cho người người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận (do việc tách thửa đất có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác trong hộ gia đình nên cần có sự đồng ý của các thành viên khác để tách thửa).
Sau đó, phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người chết sẽ trở thành di sản thừa kế, được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý, để tách thửa đất và chia thừa kế bằng hiện vật thì phải đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai.
Trường hợp 2: Không đủ điều kiện tách thửa hoặc các thành viên không thống nhất được về việc tách thửa
Trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện tách thửa do không đủ điều kiện tách thửa để chia thừa kế đất hộ gia đình hoặc các thành viên trong hộ không thỏa thuận được với nhau về việc tách thửa như thế nào.
Khi đó, không thể tiến hành phân chia quyền của các thành viên trong hộ bằng hiện vật (tức là chia bằng đất).
Việc chia thừa kế đất hộ gia đình được giải quyết bằng cách định giá tài sản bằng tiền và chia cho những người thừa kế phần tiền tương ứng với giá trị tài sản người chết để lại.
Phần tài sản của người chết để lại sẽ trở thành di sản thừa kế.
Khi đó, chỉ cần xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là có thể hoàn tất thủ tục chia thừa kế.
Trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được với các thành viên khác của hộ gia đình về việc chia thừa kế phần đất là di sản của người chết để lại nằm trong đất của hộ gia đình thì có thể khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mới
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chia tài sản như thế nào khi thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh bị mất hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:
Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).
Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…
Hiện nay, quy định này được nêu rõ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.
Như vậy, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.