Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định

20/11/2021
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng.
609
Views

Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên; trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác. Do đó; trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định pháp luật như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng

  • Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
  • Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hình thức của thỏa thuận

Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản cung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:

  • Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;
  • Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
  • Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.

Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.

Hình thức thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định vô hiệu khi nào?

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ:
  • Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  • Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  • Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tố chức;
  • Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước;
  • Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết như thế nào?

Theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống; gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều nàytrừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”

Như vậy, khi một bên đã chết thì bên còn lại có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng; hoặc người chết để lại di chúc có chỉ định người khác quản lý hoặc những người thừa kế thỏa thuận người quản lý. Nếu gia đình nhà bên chết yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng; sẽ được chia đôi nếu trước không có thỏa thuận.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Các nghĩa vụ chung của vợ chồng khi ly hôn?

Nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà cha mẹ phải bồi thường;…

Chồng chết vợ có phải chia tài sản cho con riêng của chồng không?

Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp không có di chúc di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 không phân biệt quyền hưởng di sản của con chung, con riêng của vợ hoặc chồng nếu còn sống. Di sản của chồng  bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế nêu trên với phần di sản bằng nhau. Như vậy, con riêng của chồng bác ruột bạn hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế của chồng bác ruột bạn để lại theo pháp luật. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận